Sự phát triển của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi có những gì thú vị? Mời bạn cùng đọc bài viết này để biết những điểm lưu ý với trẻ 2 tháng tuổi.
Các phần cơ lớn
- Thỉnh thoảng tay chân vẫn cử động như khi bị giật mình
- Các cử động uyển chuyển hơn
- Khi nằm sấp có thể ngóc đầu lên 45 độ trong giây lát
- Khi được bế sấp hoặc nằm ngửa sẽ cố gắng ngóc đầu lên.
Dáng ngồi
- Khi bế theo dáng ngồi, trẻ sơ sinh đã có thể giữ đầu thẳng nhưng vẫn chưa cứng cổ.
Các phần cơ nhỏ
- Việc cầm, nắm đồ vật được não điều khiển chứ không còn là phản xạ vô thức nữa
- Cầm, nắm đồ vật được khoảng 2-3 phút và có thể là lâu hơn
- Có thể với đồ vật và cố gắng túm lấy
- Nhìn theo bóng của cánh tay mình, nghĩ rằng đó là đồ vật và cố gắng nắm, bắt lấy
- Có thể bắt đầu thể hiện thuận tay trái hay phải
- Chỉ có thể làm được từng hành động mà thôi.
Phát triển về ngôn ngữ
- Tạo ra tiếng ê a nhưng không giống với tiếng nói của người lớn
- Dùng việc khóc để liên lạc
- Chú ý nghe những âm thanh khác nhau.
Phát triển về nhận thức và khả năng của các giác quan
- Khi thấy âm thanh sẽ dừng lại lắng nghe hoặc tỏ vẻ đã nghe thấy
- Nhìn những sự vật xung quanh một cách lơ đãng
- Nhìn theo ánh sáng hay các đồ vật di chuyển. Trẻ sẽ nhìn rõ sự vật trong khoảng cách 18-20 centimét, nhưng đối với các đồ vật có màu sắc bắt mắt, cho dù ở xa hơn hàng chục centimét trẻ vẫn tập trung quan sát được
- Chú ý lâu hơn đến các đồ vật đang chuyển động. Khi có hai đồ vật ưẻ sẽ chọn nhìn chỉ một thứ mà thôi
- Có phản ứng tương tác bằng cách cử động thân
- Cố gắng nắm, bắt đồ vật nhưng chỉ cầm được trong chốc lát
- Thích nhìn khuôn mặt người hơn đồ vật, khi nhìn thấy người hoặc nghe thấy giọng nói sẽ im lặng nhìn
- Phân biệt được sự khác nhau giữa: âm thanh, người, mùi vị và kích cỡ của các đồ vật
- Biết kết nối hành động với từng người, ví dụ mẹ và sữa.
Phát triển về mặt xã hội
- Biết thể hiện tâm trạng như khó chịu, vui mừng hay xúc động
- Giúp bản thân bình tĩnh hơn bằng việc mút ngón tay
- Cười với những người thân quen
- Hoàn toàn có ý thức khi nhìn thẳng vào mặt ai đó
- Thích nhìn theo người khác khi họ di chuyển
- Sẽ im lặng để nghe âm thanh hay nhìn vào mặt người nào đó
- Sự kích thích quan trọng phần lớn xuất phát từ những tiếp xúc cơ thể hoặc việc dùng miệng để cảm nhận
- Thời gian thức sẽ lâu hom nếu có người chơi cùng.
Lịch trình hàng ngày cho trẻ
- Thời gian thức vào ban ngày của trẻ khoảng 10 tiếng, xen kẽ giữa những giấc ngủ dài. Ban đêm trẻ thường ngủ giấc dài tới 7 tiếng
- Có thể ăn sữa một lần vào ban đêm
- Thích tắm
- Đi đại tiện hai lần một ngày sau khi ăn.