Các món ăn của người Huế rất ngon, điều này hầu như ai cũng phải công nhận. Các món ăn của người Huế thường chế biến rất cầu kỳ, điều này hầu như ai cũng phải công nhận. Tuy vậy, các món ăn của xứ Huế mộng mơ vẫn luôn có một lượng fan trung thành trải dài khắp đất nước. Bánh bèo là một trong số những món ăn rất được ưa chuộng của xứ Huế. Bánh bèo Huế hay còn gọi là bánh bèo chén có cách làm tuy không quá cầu kỳ nhưng cũng đòi hỏi phải trải qua nhiều công đoạn, khiến nhiều người thấy ngại khi muốn làm món này tại nhà. Đừng lo, hãy đến với cách làm bánh bèo chén theo đúng kiểu người Huế tại nhà ngay sau đây. Bạn sẽ thấy tất cả hết sức rất đơn giản và dễ làm. Nào, cùng bắt tay vào thực hiện nhé.
Các nguyên vật liệu cần chuẩn bị để làm bánh bèo chén gồm có:
- Bột gạo: 125gr
- Bột năng: 20gr
- Tôm đất: 300gr
- Nước lạnh: 250ml
- Nước sôi: 380ml
- Bánh mì: 1 ổ
- Hành khô và tỏi: mỗi loại 1 củ
- Ớt tươi: 2 trái
- Hành lá: 3 nhánh
- Hạt nêm, nước mắm, muối, đường, tiêu xay và dầu ăn.
- Chén nhỏ: 30 cái
Cách làm bánh bèo chén gồm các bước sau:
Bước 1: pha bột
Bạn lấy một cái tô to, đổ vào 125gr bột gạo và 20gr bột năng, thêm vào 1/3 muỗng cafe muối và 250ml nước lạnh vào, khuấy đều. Tiếp tục cho thêm 380ml nước sôi vào, cũng khuấy thật đều tay sao cho bột tan vào nước hoàn toàn và không bị vón cục là được.
Bạn đem bột đã pha cho ngâm qua đêm, đến ngày hôm sau là có thể lấy ra chế biến. Bước này giúp bánh không có mùi chua và bánh sẽ dai khi ăn. Lúc lấy bột ra chuẩn bị chế biến thì cho bột lắng, bạn canh để vớt bỏ phần nước màu trắng trong phía trên để bỏ đi. Bạn chú ý, phần nước trắng bị vớt bỏ đi bao nhiêu chén thì bạn cho thêm bấy nhiêu chén nước nóng mới vào, khuấy đều tay cho bột tan rồi để riêng.
Bước 2: làm tôm chấy
Tôm đất lột vỏ, lấy bỏ phần chỉ đen trên lưng, sau đó rửa sạch và để ráo. Phần vỏ tôm bạn để riêng để đem nấu làm nước mắm. Phần tôm đã sơ chế sạch cho vào cối giã nát mịn hoặc cho vào máy xay sinh tố để xay cho mịn.
Bật bếp, chờ cho chảo nóng, cho 2 muỗng dầu ăn vào, tráng đều mặt chảo, cho tiếp tôm đã xay mịn vào, đảo thật đều tay để tôm không bị cháy. Bạn nêm thêm 1 muỗng cafe hạt nêm vào, đảo đều. Điều chỉnh để giảm thành lửa nhỏ, tiếp tục xào tôm cho đến khi tôm vừa khô là được.
Bước 3: làm nước mắm chấm theo đúng cách làm bánh bèo của người Huế
Bạn đem phần vỏ tôm đã bỏ riêng cho vào cối giã nát rồi đem cho vào nồi, đổ nước xâm xấp vừa mặt tôm, bạn cho thêm 1 củ hành khô đã đập dập vào nồi. Cho nồi lên bếp để nấu cho sôi. Khi nước sôi, bạn dùng rây vớt bỏ xác vỏ tôm, chỉ giữ lại phần nước để nấu mắm. Cho thêm 1 muỗng đường, 1 muỗng nước mắm vào và khuấy đều. Hoặc bạn có thể nêm nếm theo ý bạn miễn sao cho nước mắm có vị ngọt dịu và không quá mặn. Đối với nước mắm để chấm khi ăn bánh bèo, sẽ không có tỏi hay chanh, bạn chỉ cần xắt ớt tươi thành các lát nhỏ và cho vào. Cho ít hay nhiều ớt đều tùy vào bạn.
Bước 4: làm hành phi
Hành lá lặt sạch, rửa sạch và đem xắt nhỏ. Sau đó, bạn cho hành lá xắt nhỏ vào tô, cho thêm 1 muỗng cafe dầu ăn vào, trộn đều. Sau nữa, bạn cho tô hành vào lò vi sóng, chỉ quay vài giây cho hành chín thì lấy ra, để riêng.
Bước 5: làm bánh mì chiên
Bánh mì bạn đem cắt nhỏ cỡ hạt lựu. Cho một cái chảo lên bếp, để lửa to, chờ khi chảo nóng thì đổ dầu ngập mặt chảo. Sau khi dầu sôi, bạn cho bánh mì đã xắt hạt lựu vào chiên vàng giòn. Lúc bánh mì vàng giòn, bạn dùng rây vớt hết bánh mì ra, đổ lên trên đĩa có lót sẵn giấy thấm dầu để cho ráo.
Bước 6: Đổ bánh bèo theo cách làm bánh bèo của người Huế
Bật bếp, cho xửng hấp lên bếp (phía nồi dưới đổ nước ngập khoảng 1/3 chiều cao nồi), cho lửa to để đun sôi. Trong khi chờ nước trong xửng hấp sôi, bạn lấy cây cọ nhỏ để quét một lớp dầu ăn mỏng lên các chén nhỏ đã chuẩn bị sẵn. Khi nước sôi, bạn xếp các chén đã thoa dầu ăn vào xửng hấp rồi chờ khi chén nóng thì đổ bột vào.
Bạn chỉ đổ bột cao khoảng 2/3 chén thôi nhé, để dành chỗ cho bột nở ra nữa. Đậy nắp để cho bột chín. Thỉnh thoảng, mở nắp để lấy khăn lau hết hơi nước đọng trên nắp nồi. Bạn cố gắng để cho càng ít hơi nước rơi vào bánh thì càng tốt, sẽ giúp giữ cho bánh không bị nhão.
Tiếp tục hấp cho đến khi bánh chuyển thành màu trắng đục, có nghĩa là bánh đã chín thì bạn lấy các chén bánh ra, xếp trên khay. Cứ tiếp tục như vậy để hấp hết số chén đã chuẩn bị.
Cuối cùng, khi ăn bạn rắc thêm một ít tôm chấy, 1 chút hành phi và một ít bánh mì chiên lên trên bề mặt bánh bèo. Để thêm bên cạnh một chén nước mắm chấm ăn kèm. Bánh bèo ngon nhất là ăn khi còn nóng. Vì vậy, bạn có thể vừa hấp một lứa vừa ăn, như vậy sẽ rất vui và ngon. Chúc bạn sẽ có những phút giây vui vẻ cùng gia đình bên mâm bánh bèo nóng hổi thơm ngon với hướng dẫn cách làm bánh bèo trong bài viết này nhé.