Cây cà cưởng hay còn gọi là cây cà gai leo, một trong những loại cây thuốc nam chữa được nhiều bệnh tật.
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin cũng như tác dụng của cây cà cưởng trong điều trị bệnh, có ích cho cuộc sống gia đình.
Tìm hiểu tác dụng của cây cà gai leo
Tác dụng của cây cà gai leo chữa rắn cắn
Cây cà cưởng có thể sử dụng để chữa rắn cắn hiệu quả, theo cách như sau: sử dụng 30-50gam rễ cây cà cưởng, rửa sạch, sau đó giã nhỏ. Tiếp theo bạn đun sôi với 200ml nước và uống khi nguội. Một ngày uống 2 lần.
Nhưng hôm sau, bạn lại sử dụng 30-50gam rễ cây cà cưởng khô, sao vàng và sắc nước uống, ngày 2 lần. Uống 3-5 ngày sẽ khỏi bệnh
Tác dụng của cây cà cưởng chữa bệnh ho gà
Sử dụng với bài thuốc chữa bệnh ho gà từ cây cà cưởng: 20gam rễ cây cà cưởng, 10gam lá chanh, rửa sạch sau đó sắc uống lấy nước, ngày uống 2 lần. Duy trì trong 2-3 ngày sẽ thấy bệnh thiên giảm.
Điều trị bệnh phong thấp từ cây cà cưởng
Cây cà cưởng là một loại thuốc trong bài thuốc điều trị bệnh phong thấp của người già.
Thực hiện mỗi vị thuốc 20gam, bao gồm rễ cây cà cưởng, vỏ chân chim, rễ cây cỏ xước, dây đau xương, dây mấu, rễ tầm xuân, sắc uống lấy nước.
Tác dụng của cây cà cưởng chữa sưng mộng răng
Nếu bạn bị bệnh sưng mộng răng, hãy thực hiện với bài thuốc chữa bệnh từ cây cà cưởng: 4gam hạt cây cà cưởng tán thành bột, cho vào nồi đồng trộn 1 thìa mật ong sau đó đốt lấy khói xông vào chân răng. Chỉ sau 1 lần bạn sẽ thấy tình trạng đau nhức chân răng giảm rõ rệt.
Tác dụng của cây cà cưởng chữa bệnh viêm gan
Cây cà cưởng thuộc vào loại cây thuốc nam có tác dụng bảo vệ gan, giải độc tố trong gan tốt. Khi sử dụng cây cà cưởng có khả năng ức chế sự sao chép và làm âm tính virus viêm gan B – một bệnh gan nguy hiểm. Bên cạnh đó cây cà cưởng còn có thể làm thuốc chữa bệnh viêm gan đặc biệt là viêm gan B mãn tính.
Cách sử dụng: rễ, thân, lá cây cà cưởng rửa sạch phơi khô sau đó sắc uống hàng ngày, bạn thực hiện mỗi ngày 100gam.
Không chỉ giải độc gan, chữa bệnh gan mà cây cà cưởng còn có hiệu quả giải rượu tốt.
Cây cà cưởng có mặt ở khắp mọi nơi, từ vùng núi thấp tới trung du miền núi đặc biệt là những tỉnh Thái Bình, Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An. Người ta thường trồng cây cà cưởng thành những hàng rào. Những người làm thuốc Đông y có thể lấy cây cà cưởng cả lá cây, rễ cây, thân cây phơi khô bất kỳ lúc nào.
Như vậy, bạn đã tìm hiểu tác dụng của cây cà cưởng trong điều trị bệnh tật. Hy vọng với cây thuốc nam này sẽ có tác dụng chăm sóc sức khỏe của bạn.
>>> Xem thêm: