Có thể uống sữa với trà không?

Đánh giá post

Có rất nhiều người từng đặt câu hỏi như vậy, nhưng rất hiếm khi chúng ta uống trà thêm sữa. Người Anh mới phải quan tâm nhiều hơn đến vấn đề này, bởi họ có truyền thống uống sữa bò pha với trà đen.

Có thể uống sữa với trà không?
Có thể uống sữa với trà không?

Có thể uống sữa với trà không?

Người Anh có lịch sử uống trà của riêng họ. Các cuộc điều tra khoa học hiện nay cho thấy, người uống nhiều trà có tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch thấp hơn. Các nhà khoa học suy đoán chính những hợp chất polyphenol trong trà đã phát huy tác dụng này. Hợp chất polyphenol thường được gọi là “họp chat polyphenol trà”, có khả năng chống oxy hóa, và làm giảm mức độ tổn thương tế bào do quá trình oxy hóa gây ra. Protein trong sữa có thể kết họp với họp chat polyphenol nên điều mọi người quan tâm là sự kết họp đó có ảnh hưởng đến công dụng của trà hay không. Tuy thói quen uống sữa pha với trà đã có lịch sử lâu đời, nhưng có lẽ vẫn có một bộ phận người Châu Âu tin rằng “những gì cha ông truyền lại chưa chắc đúng”, nên họ đã đề xướng nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này.

Không khó để kiểm nghiệm vấn đề này trong phòng thí nghiệm. Ở góc độ khoa học, có nhiều phương pháp kiểm tra hoạt tính chống oxy hóa của một chất. Nhà khoa học áp dụng những phương pháp đó vào kiểm tra nước trà, kết quả đúng như dự đoán, nước trà có hoạt tính chống oxy hóa tốt. Neu cho thêm một lượng sữa bò vào nước trà như người Anh thường làm thì hoạt tính chống oxy hóa lại giảm đáng kể!

Điều này gần như nói rõ rằng sữa bò có thể ức chế “tác dụng bảo vệ sức khỏe” của ưà. Kiểu ức chế này là do sự kết hợp giữa sữa bò với hợp chất polyphenol gây nên. Sau khi uống sữa vào bụng, protein sẽ bị phân giải và tiêu hóa, hợp chât polyphenol hoàn toàn được giải phóng. Những hợp chất polyphenol đó có được hấp thụ không? Nó có giữ được hoạt tính không? Đó mới là câu hỏi quan trọng hơn.

Vì vậy các nhà khoa học cần phải làm một thí nghiệm khác để trả lời câu hỏi này. Họ tìm đến những tình nguyện viên, lấy mẫu máu của họ vào sáng sớm sau khi để bụng đói cả đêm, rồi cho họ uống một cốc trà, sau đó cứ cách mấy chục phút lại lấy máu một lần. Một mặt, có thể trực tiếp phân tích hàm lượng hợp chat polyphenol trong máu. Hợp chat polyphenol trà là tên gọi chung cho nhiều chất, có thể phân tích được chất chính trong đó. Phương pháp rất trực quan, nhưng chỉ có thể phân tích được những hợp chat polyphenol đã biết, khó tránh khỏi việc bỏ sót một vài họp chat polyphenol chưa biết. Mặt khác, có thể trực tiếp kiểm tra hoạt tính chống oxy hóa trong máu. Một vài ngày sau, các nhà khoa học lặp lại thí nghiệm, nhưng lần này là uống nước trà pha với sữa bò.

Các tình nguyện viên hiến nhiều mẫu máu đủ để cho các nhà khoa học vẽ một đồ thị mô tả sự thay đổi hàm lượng hợp chat polyphenol (hoặc hoạt tính chống oxy hóa) trong máu vào trước và sau khi uống trà. Ket quả cho thấy: sau khi uống trà, hàm lượng hợp chat polyphenol và hoạt tính chống oxy hóa trong máu tăng cao, và sẽ đạt giá trị cao nhất vào thời điểm tương ứng với từng loại trà, sau đó giảm dần, cho đến khi trở lại mức trước khi uống trà. Kiểm tra hợp chat polyphenol trà có đi vào máu hay không bằng cách phân tích mẫu máu là một phương pháp đáng tin cậy.

Một nhóm các nhà khoa học người Ý đã công bố một công trình nghiên cứu như vậy trên tạp chí European Journal of Clinical Nutrition, xuất bản tháng 1 năm 1996. Ket quả nghiên cứu của họ là uống trà pha với sữa sẽ ức chế hoàn toàn hoạt tính oxy hóa. Ket quả này giống với kết quả nghiên cứu trong ống nghiệm của các nhà khoa học khác. Có điều, nghiên cứu trong ống nghiệm của chính nhóm này lại cho thấy sữa bò không ảnh hưởng đến việc hấp thu hợp chat polyphenol trong trà. Ket quả này hơi nằm ngoài dự đoán, và cũng có một số nhà khoa học tiến hành những thí nghiệm khác. Tháng 5 năm 1998, một nhóm các nhà khoa học người Hà Lan cũng công bố một thí nghiệm tương tự trên tạp chí này. Lần này, họ trực tiếp kiểm tra hàm lượng catechin – một họp chat polyphenol quan trọng – trong máu. Ket quả là: pha trà với sữa không ảnh hưởng đến việc hấp thu catechin.

Hai kết quả trên có nhiều mâu thuẫn. Song, những trường hợp như thế này không phải hiếm gặp trong lĩnh vực sức khỏe. Neu chúng ta tiếp nhận kết quả nghiên cứu một cách có chọn lọc theo “mong muốn” của mình, thì đều có thể tìm được sự ủng hộ ở kết quả này hoặc kết quả kia. Còn câu hỏi “rốt cuộc sữa bò có ảnh hưởng đến việc hấp thu họp chat polyphenol hay không”, thì vẫn cần nhiều công trình nghiên cứu khác mới có thể chứng thực được. 10 năm tiếp theo đó, các nhà khoa học của Hà Lan, Ấn Độ và Anh cũng công bố một số thí nghiệm và đều cho kết quả sữa bò không ảnh hưởng đến việc hấp thu các hợp chất polyphenol trong nước trà.

Đen đây vấn đề gần như đã sáng tỏ.

Thế nhưng, thực ra các nghiên cứu này mới chỉ chứng minh được rằng, bất kể cho thêm hay không cho thêm sữa vào nước trà, cơ thể đều hấp thu được một hàm lượng hợp chat polyphenol như nhau. Còn khi đi vào cơ thể, chúng có “tác dụng bảo vệ sức khỏe” thật hay không thì chưa rõ. Điều tra dịch tễ học cho thấy, người uống nhiều trà có tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch thấp hơn, nhưng điều này cũng có thể do một lối sống khác của họ tạo nên, ví dụ như họ có chế độ ăn uống lành mạnh hơn chẳng hạn. Chúng ta phải có nhiều số liệu nghiên cứu khoa học hơn nữa mới có thể khẳng định được “tác dụng bảo vệ sức khỏe” của việc uống trà.

Trà xanh có hàm lượng họp chất polyphenol cao hơn hẳn trà đen, nên mọi người thường cho rằng trà xanh có “tác dụng bảo vệ sức khỏe” tốt hơn. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ từng phân tích lần lượt 223 bài viết bàn về vấn đề “trà xanh chống ung thư”, và nhận thấy chỉ có vài nghiên cứu nói rõ được vấn đề, song kết quả của những nghiên cứu đó lại không thống nhất với nhau. Có nghiên cứu nói trà xanh không có tác dụng chống ung thư, có nghiên cứu nói trà xanh có tác dụng chống ung thư nhưng hiệu quả không đáng kể, và cũng có nghiên cứu nói trà xanh có tác dụng chống ung thư, về sau không có nhà nghiên cứu nào khẳng lại kết quả này. Cho nên, họ đưa ra kết luận: trà xanh gần như không thể có tác dụng chống ung thư.

Thật ra, câu hỏi họp chất polyphenol trà có được hấp thu hay không, nếu có thì sau khi được hấp thu nó có tác dụng bảo vệ sức khỏe không, đều không quan trọng. Vì bất luận thế nào, trà cũng là một loại đồ uống rất tốt. Nó không chứa đường, không chứa muối, và gần như không chứa calo, có thể giúp chúng ta nhanh chóng giải khát, đó mới là tác dụng lớn nhất. Vậy nên, nói uống trà có “tác dụng bảo vệ sức khỏe” chỉ là một câu chuyện

Viết một bình luận

where to buy viagra buy generic 100mg viagra online
buy amoxicillin online can you buy amoxicillin over the counter
buy ivermectin online buy ivermectin for humans
viagra before and after photos how long does viagra last
buy viagra online where can i buy viagra