Khi bé nhà bạn được 5 – 6 tháng thì đây chính là khoảng thời gian bé bắt đầu làm quen với việc ăn dặm. Vì thế để có được những món ăn ngon cho con của mình các mẹ cần chuẩn bị các dụng cụ ăn dặm cho bé.
Bên cạnh các dụng cụ ăn dặm cho bé như dĩa, thìa, ghế ăn dặm, yếm ăn dặm,… thì các dụng cụ chế biến ăn dặm bao gồm máy móc, thiết bị, xoong nồi cũng là những vật dụng cần thiết mà mẹ cần chuẩn bị cho bé yêu của mình.
Để hiểu rõ hơn Hoby xin chia sẻ đến mẹ bài viết hôm nay, cùng theo dõi để biết được mẹ cần chuẩn bị những dụng cụ trong bộ ăn dặm nào cho con của mình nhé.
1. Dụng cụ ăn dặm cho bé
Một số dụng cụ ăn dặm cho bé sau đây sẽ giúp mẹ và bé con của mình có được những phút giây vui vẻ trong suốt bữa ăn hàng ngày của con yêu.
1.1 Ghế ăn dặm
Ghế ăn dặm là dụng cụ ăn dặm cần thiết cho bé giúp bé rèn luyện thói quen ăn dặm tốt nhất ngay từ những ngày đầu tiên. Với ghế ăn dặm bé của bạn sẽ dần hình thành thói quen ăn uống và tốt cho hệ tiêu hóa của con.
Với ghế ăn dặm mẹ có thể sử dụng khi đi dã ngoại, đi du lịch cùng cả gia đình.
Vật dụng này sẽ giúp mẹ rảnh tay hơn khi cho bé ăn, và đặc biệt là hình thành thói quen tốt cho con thay vì phải bế bé ăn rong như cách truyền thống xưa nay mà các bà, các mẹ thường làm.
Có 3 mẫu ghế ăn dặm phổ biến trên thị trường hiện nay bao gồm: ghế ăn dặm bằng nhựa, ghế ăn dặm bằng gỗ, ghế vải khung sắt.
1.2 Khay ăn nhiều ngăn
Để trẻ phát triển toàn diện và nạp đầy đủ chất dinh dưỡng mẹ cần tăng cường sự đa dạng trong các món ăn hàng ngày của con.
Đặc biệt đối với những bé ăn dặm theo phương pháp BLW hay ăn dặm kiểu nhật thì việc sử dụng khăn ăn nhiều ngăn là điều cần thiết để đựng được nhiều loại thức ăn riêng biệt cho bé.
Hơn thế nữa khay ăn với nhiều ngăn, nhiều màu sắc với kiểu dáng ngộ nghĩnh, đáng yêu sẽ là dụng cụ ăn dặm là cho bé con của hứng thú hơn.
Với những sản phẩm chất lượng khay ăn nhiều ngăn được làm từ chất liệu đảm bảo, không chứa chất BPA gây hại cho bé.
1.3 Núm ăn dặm cho bé
Với những bé bắt đầu ăn dặm mẹ nên mua loại núm này cho bé con của mình. Đây là loại núm được sử dụng để ăn các loại thức ăn đặc, sệt.
Núm ăn dặm cho bé còn được gọi là núm Y, có thiết kế rất to hơn so với các loại núm ti dùng để bú sữa.
Có thể nói núm ăn dặm là sản phẩm rất thích hợp cho bé trong giai bắt đầu làm quen với việc ăn các món ăn khác ngoài sữa mẹ. Vì thế đây sẽ là dụng cụ ăn dặm cho bé mà mẹ không thể bỏ qua cho con của mình.
1.4 Yếm ăn dặm
Một trong số những dụng cụ ăn dặm rất cần thiết trong mỗi bữa ăn chính là yếm ăn dặm, mẹ nên trang bị dụng cụ này cho con của mình.
Đặc biệt khi bé mới bắt đầu làm quen với việc ăn dặm, chưa thể ý thức được việc ăn uống gọn gàng thì yếm ăn dặm chính là cứu tinh cho bé, giúp bé không bị bẩn, lem luốc khi thức ăn rơi vãi.
Nếu bé mới bắt đầu làm quen với việc ăn dặm mẹ nên chọn những sản phẩm yếm ăn được làm từ chất liệu cotton mềm mịn để không làm hại đến làn da non nớt của con.
Khi bé lớn hơn một chút mẹ có thể dùng yếm máng silicon hoặc yếm nhựa cho bé.
Mời bạn tham khảo video: Tìm hiểu những chiếc yếm, bộ đồ ăn dặm cho bé trên thị trường hiện nay
1.5 Bình ăn dặm
Bình ăn dặm có lẽ nhiều mẹ chưa biết được loại bình này và thường bị nhầm lẫn với bình uống nước hoặc bình uống sữa.
Tuy nhiên, lại có một loại bình ăn dặm riêng được dùng để hỗ trợ cho các bé trong giai đoạn bắt đầu làm quen với việc ăn dặm.
Thông thường để tiện trong quá trình cho bé ăn dặm loại bình này sẽ được làm bằng chất liệu silicone mềm.
1.6 Bộ ăn dặm cho bé – Thìa ăn dặm báo nóng
Thìa là dụng cụ ăn dặm cho bé giúp mẹ cho bé ăn dễ dàng và tiện lợi hơn.
Một số mẹ nghĩ rằng việc cho bé của mình sử dụng thìa dùng chung với gia đình cũng được tuy nhiên lại không biết rằng việc làm này lại gây ra nhiều nguy hiểm tiềm tàng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Khi chọn thìa ăn dặm mẹ nên chọn sản phẩm thìa ăn dặm báo nóng, loại thìa này giúp mẹ biết được bé thức ăn còn nóng và nên làm nguội cho bé trước khi ăn.
Và đừng quên chọn những sản phẩm được làm từ chất liệu silicon mềm dẻo, có độ lớn vừa phải để không làm tổn thương đến lưới, nướu của trẻ.
1.7 Bát ăn dặm
Để đựng thức ăn cho bé mẹ cần chuẩn bị một chiếc bát ăn dặm riêng cho của mình. Trên thị trường bát ăn dặm cho trẻ có rất nhiều loại, với chất liệu chủ yếu là sứ, nhựa, inox,..
Tuy nhiên, để dễ dùng và tiện hơn trong quá trình sử dụng mẹ nên chọn những loại bát nhựa không chứa BPA vừa nhẹ, vừa an toàn cho chon của mình.
Đừng quên lựa chọn những chiếc bát có hình thù dễ thương, ngộ nghĩnh nhé, cách làm này sẽ kích thích sự hứng thú của trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
1.8 Gia vị rắc cơm
Gia vị chính là yếu tố tạo nên những món ăn ngon, giúp con của bạn ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, cũng tùy vào từng độ tuổi mà mẹ nên chọn loại gia vị nào cho con của mình là phù hợp.
Với những bé mới bắt đầu ăn dặm mẹ chỉ nên cho một ít dầu thực vật, loại dầu được làm từ những loại hạt tự nhiên tốt cho sức khỏe như dầu mè, dầu oliu,… Khi trẻ trên 1 tuổi mới bắt đầu cho ăn gia vị.
Cách tốt nhất nên chọn những loại hạt nêm được làm từ rau củ, rong biển,… các thành phần này không chỉ giúp tốt cho sức khỏe mà còn giúp bé dễ ăn khi mới bắt đầu là, quen với gia vị.
1.9 Bình tập uống nước
Bắt đầu từ 6 tháng tuổi mẹ nên tập cho bé thói quen uống nước bằng ống hút, để tập được thói quen này mẹ cần sự trợ giúp của bình tập uống nước.
Để bổ sung thêm nước cho bé mẹ có thể dùng nước lọc hoặc nước ép trái cây với nhiều vitamin tốt cho sức khỏe.
Vì trẻ chưa uống được như người lớn vì thế mẹ cần sử dụng bình có ống hút, tập dành thói quen giúp bé dễ dàng hơn trong việc uống nước. Đồng thời rèn luyện kỹ năng cầm nắm, giúp bé tự lập.
1.10 Tấm lót ăn dặm
Được sử dụng để lót bàn khi cho bé ăn dặm, công dụng của tấm lót ăn dặm là giúp mặc bàn, mặt ghế ăn dặm của bé không bị bẩn bởi thức ăn, nước uống trong quá trình trẻ ăn dặm.
Thông thường tấm lót ăn dặm sẽ được làm từ chất liệu nhựa, silicon.
2. Dụng cụ chế biến ăn dặm
Bên cạnh các dụng cụ ăn dặm cho bé, mẹ đừng quên lựa chọn các dụng cụ chế biến ăn dặm trong quá trình chế biến món ăn. Dưới đây là một số bộ chế biến ăn dặm cho trẻ mà chúng tôi muốn gợi ý đến các mẹ.
2.1 Máy xay
Khi trẻ bắt đầu ăn dặm từ 5 – 6 tháng tuổi ở độ tuổi này trẻ chưa có răng để nhai và hệ tiêu hóa của trẻ cũng còn non nớt vì thế mà mẹ cần nghiền mịn thức ăn cho con của mình.
Nếu sử dụng rây để nghiền sẽ mất khá nhiều thời gian, đôi khi không cẩn thận có thể dẫn đến sai sót trong quá trình rây thức ăn.
Vậy nên cách tốt là sử dụng máy xay, một trong những trợ thủ đắc lực của các bà mẹ bỉm sữa, đồng hành cùng các mẹ trong cuộc chiến ăn dặm cùng con yêu của mình.
Lời khuyên cho mẹ :
Author
Tránh sử dụng chung máy xay của gia đình để tránh lây nhiễm chéo cho bé, đặc biệt là khi dùng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng cao như các loại hạt.
Khi chọn máy xay mẹ nên chọn những sản phẩm có kích thước trung bình, vì lượng thức ăn xay cho trẻ ít và dễ dàng tháo lắp, vệ sinh sau khi chế biến.
2.2 Máy hấp
Để giữ được nguồn dinh dưỡng trong các loại rau củ quả mẹ nên sử dụng phương pháp hấp. Tuy nhiên, việc hấp bằng bếp gas hay bếp từ mất khá nhiều thời gian và đôi khi mẹ không biết thực phẩm đã chín đủ hay chưa.
Vậy nên, cách tốt nhất là sử dụng máy hấp, dụng cụ này không chỉ giúp mẹ tiết kiệm thời gian mà còn giữ được các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.
Hiện tại, trên thị trường có rất nhiều loại nồi hấp cho các mẹ thoải mái lựa chọn sản phẩm phù hợp.
2.3 Máy ép trái cây chậm
Giai đoạn bắt đầu ăn dặm bé đã có thể uống thêm nước, ngoài nước lọc mẹ có thể con uống uống thêm nước ép trái cây.
Do đó, việc trang bị một chiếc máy ép trái cây chậm chính là sản phẩm cần thiết mà mẹ không nên bỏ qua khi chế biến đồ ăn dặm cho con của mình.
Nước ép trái cây có nhiều chất dinh dưỡng và vitamin rất tốt cho cơ thể của trẻ, với những bé mới làm quen ăn dặm mẹ nên cho uống với một lượng ít và tăng lên khi trẻ lớn hơn.
2.4 Nồi nấu cháo chậm
Mẹ đang lo lắng về việc không có thời gian nấu đồ ăn dặm cho con của mình khi đi làm? Vậy thì hãy sắm ngay nồi nấu cháo chậm – một trong những chân ái của các bà mẹ bỉm sữa ngày nay.
Với nồi nấu cháo chậm mẹ chỉ cần cho gạo vào nồi, cho nước, cắm điện, đến lúc ăn bé đã có ngay món cháo dinh dưỡng, thơm ngon.
Giờ đây mẹ không còn phải lo lắng khi có sự đồng hành của nồi nấu cháo chậm.
Xem thêm: Hướng Dẫn Mẹ Cách Rây Cháo Cho Bé Bắt Đầu Ăn Dặm
2.5 Bộ chế biến ăn dặm – Dụng cụ rây, nghiền
Nếu mẹ đang cho bé con của mình theo phương pháp ăn dặm kiểu nhật thì dụng cụ nghiền thức ăn cho bé sẽ góp phần giúp mẹ rút ngắn thời gian trong quá trình chế biến đồ ăn dặm cho con của mình.
Tất cả các món ăn sẽ được nghiền nhỏ và rây mịn giúp bé con có thể thích nghi khi mới bắt đầu quá trình ăn dặm.
2.6 Hộp, khay trữ đông
Hộp, khay trữ đông sẽ là những dụng cụ không thể thiếu với những bà mẹ bận rộn, không có nhiều thời gian để chuẩn bị đồ ăn cho con thường xuyên.
Để tiện lợi, đồng thời tiết kiệm thời gian thì thức ăn tươi sau khi sơ chế xong mẹ có thể cho vào hộp, khay trữ đông để bảo quản đồ ăn trong ngăn đá tủ lạnh. Đến bữa ăn của con chỉ cần lấy ra chế biến.
Hoặc một số bà mẹ sẽ chế biến thức ăn cho con một lần rồi cấp đông theo từng khay nhỏ, đến lúc bé ăn chỉ cần rã đông và nấu lại là được.
Ngoài ra, việc sử dụng khay hay hộp trữ đông còn giúp mẹ dễ dàng định lượng được lượng thức ăn cho bé mỗi bữa được tốt hơn.
2.7 Cân đo lượng
Sử quá nhiều và không đúng liều lượng thức ăn trong mỗi bữa cho con khi mới bắt đầu ăn dặm cũng là một trong số những sai lầm mà nhiều bà mẹ đang mắc phải.
Vì thế giải pháp giúp mẹ cân bằng định lượng thức ăn cho con là sử dụng cân đo lượng.
Chiếc cân này sẽ giúp mẹ xác định chính xác hơn định lượng thức ăn cho con, từ đó cân bằng được giá trị dinh dưỡng trong từng bữa ăn của bé.
2.8 Thực đơn
Ngoài những dụng cụ ăn dặm cho bé, bộ chế biến ăn dặm thì thực đơn cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong giai đoạn ăn dặm của trẻ.
Ngày nay, có rất nhiều sách, trang web cung cấp các thực đơn ăn dặm vô cùng dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe.
Một số loại sách ăn dặm phổ biến được nhiều bà mẹ bỉm sữa lựa chọn như: sách ăn dặm kiểu nhật, ăn dặm không phải là cuộc chiến, thực đơn ăn dặm kiểu nhật,…
Ngoài ra còn có một số bài viết trên facebook chia sẻ về các thực đơn ăn dặm hàng ngày theo từng tháng tuổi. Mẹ có thể tham khảo để giúp bé con có được thực đơn phong phú hơn từ đó giúp bé cảm thấy hứng thú hơn khi ăn dặm cùng mẹ.
Mời bạn tham khảo video: Thực đơn đồ ăn dặm 32 món giúp bé đủ chất, tăng cân vù vù
Mỗi bà mẹ đều có những cách chăm sóc và nuôi dạy con theo riêng mình, đối với việc ăn dặm của trẻ cũng thế. Tuy nhiên, cho dù là cách nào đi chăng nữa thì việc chuẩn bị những bộ chế biến ăn dặm, dụng cụ ăn dặm cho bé, luôn là điều cần thiết để giúp bé và mẹ có được những bữa ăn vui vẻ cùng nhau.
Xem thêm: 11 Loại Thực Phẩm Mẹ Tuyệt Đối Cần Tránh Khi Cho Trẻ Ăn Dặm
Tài liệu tham khảo: