Trong quá trình mang thai, đặc biệt là đối với các cặp vợ chồng mang thai lần đầu thì chắc chắn sẽ không khỏi bỡ ngỡ, thiếu kinh nghiệm chăm sóc thai nhi và sức khỏe mẹ bầu. Và hơn hết là lịch siêu âm thai nhi định kỳ để kiểm tra sức khỏe và sự phát triển của con. Vậy lịch siêu âm trong suốt quá trình mang thai gồm bao nhiêu lần và thời gian như thế nào? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này thì các mẹ cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung chia sẻ dưới đây nhé!
Việc siêu âm thai nhi định kỳ là một cách để kiểm tra sự phát triển của bé. Và theo quy định của Bộ Y Tế thì mẹ bầu nên khám thai 7 lần trong suốt quá trình mang thai. Cụ thể các lần khám là như thế nào thì sau đây chúng tôi sẽ làm rõ đến các bạn.
Lịch siêu âm, thăm khám sức khỏe thai nhi định kỳ
1. Lần khám 1
Lần khám này là khi bạn thấy có dấu hiệu chậm kinh khoảng 3 tuần. Bên cạnh đó là các dấu hiệu như đau bụng, người mệt mỏi, tức ngực,…. Nếu thấy cơ thể xuất hiện các biểu hiện này thì chị em cần đi khám và siêu âm xem có thai hay không.
Cũng trong lần khám này, các bác sĩ sẽ yêu cầu chị em làm xét nghiệm máu để phát hiện các bệnh lý của mẹ. Và từ đó đưa ra lời tư vấn, các biện pháp để chăm sóc sức khỏe cả mẹ và thai nhi.
2. Lần khám 2
Lần thăm khám thứ 2 này mẹ bầu sẽ khám ở giữa tuần 11-12. Lần khám này rất là quan trọng. Các bác sĩ sẽ kiểm tra xem thai nhi có đang phát triển bình thường không? Tính ngày thụ thai và chẩn đoán ngày sinh. Đối với thai nhi từ tuần thứ 10-14 thì mẹ nên đi siêu âm 3D hoặc là 4D để kiểm soát được sớm bệnh Down.
3. Lần khám 3
Lần khám này thực hiện ở tuần 16. Lần 3, mẹ bầu sẽ được thăm khám sức khỏe và theo dõi sự phát triển của thai nhi. Trong trường hợp cần thiết có thể phải làm thêm một số xét nghiệm.
Nếu khám thai trong khoảng từ tuần 15-19 thì hầu hết các dị tật thai nhi sẽ được chẩn đoán. Và từ đó sẽ tìm được phương pháp giải quyết phù hợp.
4. Lần khám 4
Lần khám 4 là khi thai nhi sang tuần 21-22. Thời điểm này bà mẹ có thể siêu âm 3D hoặc 4D để phát hiện rõ ràng được những bất thường của thai nhi.
5. Lần khám 5
Lần khám thứ 5 diễn ra vào tuần thứ 26 của thai kỳ. Trong lần khám này, ngoài việc kiểm tra sự phát triển, sức khỏe của bé ra thì mẹ cần tiêm phòng mũi uốn ván đầu tiên hoặc là mũi nhắc lại đối với ai sinh lần thứ 2.
6. Lần khám 6
Lần khám 6 diễn ra vào tuần 31-32. Lần khám này sẽ chẩn đoán ngôi thai, sự tương xứng giữa cân nặng thai nhi và khung chậu của mẹ,… để biết được quá trình sinh bé sẽ khó hay dễ, có nguy hiểm gì không?,….
7. Lần khám 7
Khi bước sang tuần thứ 36, mẹ bầu bắt buộc phải đi khám một lần nữa để theo dõi tình hình sức khỏe. Và lần khám này các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cho mẹ trước khi sinh, dự đoán về phương pháp sinh,….
Trên đây là lịch khám thai trong suốt quá trình mang thai. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này các mẹ có thể đến cơ sở y tế để kiểm tra và nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia nhé.
Bên cạnh lịch khám thai định kỳ trên thì các mẹ cần phải chú ý đến các mũi tiêm quan trọng trước khi mang thai để đảm bảo sức khỏe mẹ và thai nhi nhé!