Những thông tin cần biết về dính thắng môi trên ở trẻ nhỏ

Đánh giá post

Dính thắng môi (phanh môi bám thấp) là dạng dị tật thường gặp ở trẻ. Đây là hiện tượng tổ chức liên kết ở môi và lợi dính lại với nhau. Mặc dù không quá nghiêm trọng nhưng khi gặp phải tình trạng này, bố mẹ cần có phương án khắc phục kịp thời. Nhằm tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể của con. Cùng tìm hiểu chi tiết về chủ đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về tình trạng dính thắng môi

Thắng môi (phanh môi) là một tổ chức cơ nhỏ, liên kết giữa môi với xương hàm trên hoặc xương hàm dưới. Phanh môi bình thường sẽ làm môi ôm khít với miệng, giúp mang lại nụ cười đẹp cho các bé. 

Theo đó, dính thắng môi hay phanh môi bám thấp là hiện tượng thắng môi dày, ngắn, dính chặt với môi. Thế nên khiến môi không cử động dễ dàng như bình thường. Bố mẹ có thể nhận biết hiện tượng phanh môi bám thấp bởi những dấu hiệu sau:

  • Thắng lợi của con dày, ngắn bất thường, dính chặt vào lợi. 
  • Việc bú sữa của con gặp khó khăn. Mẹ cảm thấy đau mỗi khi cho bé bú. 
  • Trẻ gắt gỏng, quấy khóc vì không bú được nhiều sữa. 
  • Trẻ thích bú bình và bú dễ dàng hơn khi bú mẹ.
Dính thắng môi là tình trạng phanh môi ngắn, dính chặt với môi
Dính thắng môi là tình trạng phanh môi ngắn, dính chặt với môi

 

Theo thống kê, bệnh lý di truyền này thường xuất hiện ở bé trai phổ biến hơn bé gái. Tình trạng này xảy ra khá phổ biến ở trẻ và không được xem là dị tật nguy hiểm. Tuy nhiên, hiện tượng này vẫn gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của con. 

 

Tình trạng dính thắng môi gây ảnh hưởng như thế nào với trẻ?

Dính thắng môi không phải là dị tật nguy hiểm. Thế nhưng hiện tượng này lại gây ra nhiều khó khăn đến việc bú sữa, làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu chất dinh dưỡng. Một số ảnh hưởng cụ thể của phanh môi bám thấp đến sức khỏe của trẻ như:

  • Khó khăn trong việc ngậm ti của mẹ, duy trì chốt bú. 
  • Thời gian bú sữa ngắn vì môi không đưa ra, không thể ngậm chặt ti. 
  • Bé hay cáu gắt, quấy khóc vì không thể bú. 
  • Bé dễ bị đầy hơi vì hít nhiều không khí trong khi bú sữa. 
  • Khi bắt đầu ăn dặm, khả năng nhai và nuốt thức ăn bị hạn chế vì môi không thể đưa ra ngoài. 
  • Trẻ khó có thể dùng thìa để ăn thức ăn.
  • Tính thẩm mỹ bị suy giảm nếu dính thắng môi trên tạo khe trống lớn khoảng 2 – 4mm giữa hai răng cửa. 
  • Con gặp khó khăn trong vấn đề vệ sinh răng miệng. 
Phanh môi bám thấp khiến trẻ không bú đủ sữa, thường quấy khóc
Phanh môi bám thấp khiến trẻ không bú đủ sữa, thường quấy khóc

 

Phanh môi bám thấp còn có thể gây ra ảnh hưởng đến mẹ của các bé như:

  • Núm ti bị đau, trầy xước.
  • Bị tắc sữa, viêm tuyến vú. 
  • Do bé không bú đúng cách nên mẹ ngày càng ít sữa.

 

Khi nào thì cần phẫu thuật dính thắng môi?

Thắng môi có ở 2 vị trí, ở môi trên và môi dưới. Tuy nhiên, chỉ hiện tượng phanh môi trên bám thấp thì mới làm xuất hiện khoảng trống ở giữa hai răng cửa. Để xử lý tình trạng này, bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật khi các bé trong độ tuổi từ 10 – 12. Vì ở thời gian này, trẻ hầu như đều có đủ 20 chiếc răng vĩnh viễn. Do đó, khoảng cách mà dính thắng môi để lại sẽ được thu hẹp.

Quá trình phẫu thuật dính thắng môi sẽ diễn ra khá nhanh chóng. Bác sĩ có thể thực hiện trực tiếp hoặc dùng tia Laser. Phần thắng môi dày sẽ được nới lỏng nhờ được cắt bớt một phần. Xuyên suốt cuộc tiểu phẫu, bé sẽ được gây mê tại chỗ. Do đó, con sẽ không cảm thấy đau hay khó chịu khi thực hiện. 

Mặc dù độ tuổi nên thực hiện phẫu thuật phanh môi dưới bám thấp là từ 10 – 12. Thế nhưng, trong trường hợp, mức độ của dính thắng môi nghiêm trọng khiến bé bị đau nhiều. Hoặc có dấu hiệu ảnh hưởng đến giọng nói cũng như quá trình vệ sinh răng miệng, bố mẹ nên đưa con đến gặp nha sĩ để có biện pháp xử lý càng sớm càng tốt. 

Phẫu thuật phanh môi bám thấp khi bé trong độ tuổi từ 10 - 12
Phẫu thuật phanh môi bám thấp khi bé trong độ tuổi từ 10 – 12

 

Những trường hợp không được dính thắng môi

Dính thắng môi có 4 mức độ. Đó là:

  • Mức độ 1: Phanh môi dính giữa miệng và niêm mạc lợi. 
  • Mức độ 2: Thắng môi bám dính vào vùng lợi ích. 
  • Mức độ 3: Phanh môi bám dính đến nhú lợi. 
  • Mức độ 4: Thắng môi đi qua ổ răng bám dính vào niêm mạc lợi. 

Đối với trường hợp 3, 4 thì phụ huynh cần đưa bé đến cơ sở nha khoa uy tín để điều trị. Nhưng nếu ở mức độ 1, 2, phanh môi bám thấp không làm bé đau, không ảnh hưởng nhiều đến quá trình bú sữa thì có thể bác sĩ sẽ không cần tiến hành phẫu thuật. Bởi vì ở mức độ nhẹ thì khi răng vĩnh viễn thay thế cho răng sữa, khe hở ở giữa răng cửa có thể tự khép lại một cách tự nhiên.  

Dù ở mức độ nào thì khi nhận biết con bị phanh môi bám thấp, phụ huynh vẫn cần đưa bé đến cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra, thăm khám. Tránh tình trạng tự chẩn đoán, điều trị tại nhà.  

 

Những điều cần biết sau khi cắt thắng môi cho bé

Phần mô mềm sau khi xử lý sẽ có một vệt màu trắng. Để giúp vết thương này lành nhanh chóng, bố mẹ cần biết những vấn đề sau:

  • Không cho con ăn những món ăn nóng hoặc cay. Bổ sung đủ nước và cho trẻ ăn thức ăn mềm, dạng lỏng. 
  • Làm mẫu, hướng dẫn con vận động lưỡi để tránh để lại sẹo sau khi phẫu thuật. Đồng thời giúp lưỡi linh động, hoạt động tốt. 
  • Vệ sinh răng miệng đều đặn cho bé 2 lần/ ngày. 
  • Không cho con ngậm hoặc cắn vật cứng để tránh làm vị trí vừa phẫu thuật bị chảy máu. Bố mẹ cũng cần hạn chế chạm tay vào vết thương, tránh làm vết thương bị nhiễm trùng. 
  • Cho trẻ uống thuốc được kê đơn của nha sĩ. 
  • Đưa bé đến nha khoa để tái khám như lịch hẹn của bác sĩ (nếu vết thương khâu miệng cần cắt chỉ).
Không cho bé cứng đồ cứng sau khi vừa phẫu thuật cắt thắng môi dư
Không cho bé cứng đồ cứng sau khi vừa phẫu thuật cắt thắng môi dư

 

Hy vọng bài viết trên mang đến quý độc giả nhiều giá trị hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bé. Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ nha khoa cung cấp dịch vụ chăm sóc răng miệng uy tín, chất lượng thì có thể tham khảo Nha khoa Quốc tế DAISY.

Viết một bình luận

where to buy viagra buy generic 100mg viagra online
buy amoxicillin online can you buy amoxicillin over the counter
buy ivermectin online buy ivermectin for humans
viagra before and after photos how long does viagra last
buy viagra online where can i buy viagra