(Giadinh) – Nhắc đến nấm rơm sẽ nhiều người chỉ biết loại nấm này làm thực phẩm phổ biến lành tính, không độc, nhất là trong ẩm thực nhiều người sẽ nghĩ đến các món ăn được chế biến từ nấm rơm mang lại nhiều chất dinh dưỡng cao. Nhưng để tìm hiểu rõ hơn về tác dụng, thành phần dinh dưỡng trong nấm rơm thì hãy đến với chúng tôi, bạn sẽ biết thêm nhiều thông tin hữu ích về loại nấm này và các món ăn ngon từ nấm rơm.
Nấm rơm là gì?
Nấm rơm hay còn được gọi là nấm mũ rơm (tên khoa học: Volvariella volvacea). Chúng có nguồn gốc ở Đông Á và Đông Nam Á, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới thuộc Châu Á,Châu Phi, Châu Mĩ và Châu Úc. Ở Việt Nam, nấm rơm thường xuất hiện phổ biến ở các làng quê vì chúng thường được sử dụng làm thực phẩm.
Nấm rơm là một loài nấm thuộc họ nấm lớn, sinh trưởng và phát triển từ các loại rơm rạ. Nấm mũ rơm có nhiều loài khác nhau và đặc điểm hình dạng vô cùng phong phú như có loại màu xám trắng, loại màu xám, loại màu xám đen,… Kích thước đường kính của “cây nấm” lớn, nhỏ tùy thuộc từng loại.
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Các loại nấm ăn được, bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe
Cấu tạo một quả thể của nấm rơm gồm:
- Bao gốc (volva): Dài và cao lúc còn nhỏ, bao lấy tai nấm. Khi tai nấm trưởng thành thì chỉ còn lại phần gốc chân cuống nấm, bao nấm là hệ sợi tơ nấm chứa sắc tố melanin tạo ra màu đen ở bao gốc. Độ đậm nhạt tùy thuộc vào ánh sáng, ánh sáng càng nhiều thì bao gốc càng đen.
- Cuốn nấm: Là bó hệ sợ xốp, xếp theo kiểu vòng tròn đồng tâm. Khi nấm còn non thì mềm và giòn, nhưng khi già nấm sẽ xơ cứng và khó bẻ gãy.
- Mũ nấm: Là hình nón, cũng có melanin nhưng nhạt dần từ trung tâm ra rìa.
cấu tạo của nấm rơm Quá trình hình thành nấm mũ rơm gồm 6 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: đầu đinh ghim (nụ nấm)
- Giai đoạn 2: hình nút nhỏ
- Giai đoạn 3: hình nút
- Giai đoạn 4: hình trứng
- Giai đoạn 5: hình chuông (kéo dài)
- Giai đoạn 6: phát tán bao tử
quá trình hình thành nấm rơm
Chu kì sinh trưởng và phát triển của nấm rơm rất nhanh (khoảng 10-12 ngày). Những ngày đầu nấm nhỏ như hạt tấm, có màu trắng (giai đoạn đầu ghim), 2-3 ngày sau nấm lớn rất nhanh bằng hạt ngô, quả táo, quả trứng (giai đoạn hình trứng), đến lúc trưởng thành (giai đoạn phát tán bao tử) trông giống như một chiếc ô, có cấu tạo thành các phần hoàn chỉnh.
ở nhiều quốc gia, vùng nhiệt đới rất thích hợp về nhiệt độ để nấm mũ rơm sinh trưởng và phát triển. Nhiệt độ thích hợp để nấm phát triển là từ 30-32 độ, độ ẩm nguyên liệu (cơ chất) 65-70%, độ ẩm không khí 80%, độ pH=7, thoáng khí. Nấm rơm sử dụng dinh dưỡng cellulose trực tiếp từ nguyên liệu trồng.
Dinh dưỡng trong nấm rơm
bảng dinh dưỡng của nấm rơm Nấm rơm là lại nấm giàu dinh dưỡng, trong 100gr nấm rơm tươi có chứa: 90% nước; 3,6% đạm; 0,3% chất đường; 1,1% chất xơ (cellulose); 0,8% tro; 28mg% Ca; 80mg%P; 1,2%Fe và các loại vitamin A, B1, B2, C, D, E, PP,… Ngoài ra, nấm rơm còn chứa 7 loại a-axit amin mà cơ thể không tổng hợp được. Cứ 100gr nấm rơm tươi cung cấp cho cơ thể 31 calorie.
Trong 100gr nấm rơm khô có chứa: Chất đạm tới 21-37gr, đặc biệt thành phân đạm chứa hàm lượng cao lại đầy đủ các acid amin cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được, còn hơn cả thịt bò và đậu tương. Chất béo 2,1-4,6gr, chất bột đường 9,9gr, chất xơ 21gr, các nguyên tố vi lượng là Ca, Fe, P. Nhiều vitamin như vitamin A, B1, B2, PP, E, D, C,… riêng vitamin C chiếm đến 160mg/100gr.
Ăn nấm rơm có tác dụng gì?
Nấm mũ rơm là loại giàu chất dinh dưỡng. Quả thể mềm, xốp, chứa nhiều axit amin và vitamin nên nấm rơm có giá trị cao trong dinh dưỡng và trong dược liệu. Vậy nên, chúng không những có tác dụng dùng làm thuốc mà còn được dùng làm thực phẩm.
Nấm rơm trong y học
nấm mũ rơm trong y học - Theo Đông y: Nấm rơm có vị ngọt, tính hàn có công năng bổ tỳ, ích khí, khử nhiệt, tiêu thực, tăng sức đề kháng, làm hạ cholesterol và có khả năng kháng ung thư vô cùng tốt. Vậy nên, trong những ngày hè oi bức thực sự là những món ăn khoái khẩu và bổ dưỡng cho sức khỏe nhờ giàu chất dinh dưỡng và giàu dược tính. Do đó nấm mũ rơm được sử dụng trị liệu nhiều chứng bệnh rất hiệu quả.
- Theo Tây y: Nấm rơm có thể chế thành thực phẩm chức năng, đặc biệt ché biến trong các món ăn, thuốc chữa để hỗ trợ chữa nhiều bệnh chứng như các chứng bệnh rối loại chuyển hóa: béo phì, xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, tăng huyết áp,… Người ta còn tán nấm thành bột làm viên chữa chứng thiếu máu nữa.
Nấm rơm là phương thuốc chữa được bệnh
– Chữa di hoạt tinh, sinh lý yếu: Nấm rơm xào cùng tôm càng và rau dền ăn ngày 1 lần vào bữa trưa hoặc tối. Duy trì 5-7 ngày là một liệu trình.
– Có tác dụng kích dụng, cường dương: Nấm rơm xào với thịt chim sẻ, thịt ếch. Ăn ngày 1 lần.
– Bồi bổ,tăng cường sức khỏe: Chuẩn bị nấm rơm 200gr nấu với đị táo (5-7 quả), ăn ngày 1 lần. Duy trì ăn 5-7 ngày liên tục.
– Phòng chống ung thư, bổ tỳ vị: Nấu nấm rơm với đậu phụ ăn ngày 1 lần, ăn thường xuyên sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
– Bổ gan thận, ích khỉ, tăng sức: Nấm rơm xào với trứng bồ câu hay trứng chim cút sẽ giúp tăng cường sức khỏe hơn.
Nấm rơm được dùng làm thực phẩm
- Cháo nấm: Cháo nấm có tác dụng giải cảm và bổ dưỡng.
- Nấm rơm dùng để nấu canh: Nấm mũ rơm dùng để nấu canh chung với các loại rau khác nhau như: hạt sen, mướp, bí, lá hẹ, rau chùm ngây,… làm tăng hương vị,tốt cho sức khỏe.
- Nấm rơm dùng để xào, nấu: Nấm rơm xào chung với nhiều thực phẩm khác như xào với thịt, xào với tỏi ớt, xào chay,… đều rất chất lượng, làm tăng khẩu vị.
- Nấm rơm dùng để nấu lẩu: Nấm rơm được xem như loại thực phẩm cao cấp dùng để nấu các món lẩu ngon.
Các món ăn bổ dưỡng từ nấm rơm
Với nhiều chất dinh dưỡng như vậy, nấm rơm có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon đậm đà như xào với thịt lợn, nấu lẩu, kho chay, nướng với lươn, nấu canh với nhiều loại rau củ quả,… Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu một số món ăn khoái khẩu bổ dưỡng từ nấm rơm.
1. Cháo nấm rơm
Nguyên liệu làm cháo nấm rơm
- Gạo tẻ: 300gr
- Gạo nếp: 100gr
- Nấm tươi: 200gr
- Gia vị: Hành, rau răm, rau mùi, dầu ăn
Các làm món cháo nấm
- Bước 1: cho 2 loại gạo vào với nhau, vo thật sạch rồi để cho ráo nước. Sau đó cho vào cối xay vỡ, đổ nước vào nồi sao cho khoảng cách từ mặt nước đến gạo cách 1 ngón tay.
- Bước 2: Nấu cho cháo nấm sôi rồi vặn nhỏ lửa cho cháo nở đều, sánh lại không bị cháy bén. Rau mùi, rau răm nhặt rồi rửa sạch, thái nhuyễn.
- Bước 3: Nấm cắt bỏ phần chân, ngâm với nước muối pha loãng, rửa sạch và để ráo. Khi cháo đã chín nhừ thì cho nấm vào đun nhỏ lửa từ 5-10 phút cho chín.
- Bước 4: Nêm nếm gia vị cho vừa, tắt bếp múc ra tô,cho rau thơm lên tô cháo trước khi thưởng thức.
2. Nấu canh mướp với nấm rơm
Nguyên liệu nấu canh mướp nấm rơm:
- Mướp hương: 500 gr
- Nấm rơm: 100gr
- Hành ngò
- Đậu hủ trắng: 1 miếng
- Gia vị: hạt nêm, muối, bột ngọt, nước mắm
Cách nấu canh mướp với nấm rơm:
- Bước 1: Mướp hương bào vỏ rồi cắt thành từng miếng vừa ăn.
- Bước 2: Nấm rơm cắt chân rồi rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng.
- Bước 3: Cho chảo nóng, đổ dầu ăn vào xào trước với nấm rơm cho dạy mùi. Cho 1 muỗng nước mắm xào với nấm, cho 500ml vào nấu sôi.
- Bước 4: Đậu hủ trắng cắt nhỏ. Đun nước sôi rồi cho mướp vào nêm muối + hạt nêm + bột ngọt với lượng vừa đủ dùng. Tắt bếp múc canh ra bát tô, cắt hành ngò vào rồi thưởng thức.
3. Nấm rơm xào với thịt ba chỉ
Nguyên liệu làm món nấm rơm xào thịt ba chỉ
- Nấm rơm: 500gr
- Thịt ba chỉ: 300gr
- Nước dùng gà (hoặc xương ống): 100ml
- Gia vị: 2 lát gừng, 1 nhánh hành lá, dầu ăn, đường, hạt nêm
Cách xào nấm rơm với thịt:
- Bước 1: Sau khi mua nấm về thì rửa sạch với nước rồi để ráo. Dùng dao chẻ 1 đường rãnh giữa từng cây nấm. Hành lá rửa sạch, cắt khúc dài khoảng 5cm.
- Bước 2: Đun sôi 1 nòi nước cùng lát gừng tươi. Sau khi nước sôi thì bỏ nấm rơm vào, trần qua rồi vớt ra để ráo (trần nấm khi xào với nước sôi để khi xào nấm không bị ra nước và sẽ ngon giòn hơn).
- Bước 3: Thịt ba chỉ rán giòn bì. Đợi thịt nguội rồi chuẩn bị mang đi xào cùng với nấm rơm.
- Bước 4: Cho chảo lên bếp, đổ dầu ăn vào đợi đến khi chảo nóng thì cho 1 lát gừng vào đảo đều cho thơm. Cho thịt ba chỉ rán giòn vào đảo đều trên lửa rồi đổ nấm rơm vào.
- Bước 5: Nêm nếm ½ thìa cà phê đường + 3 thìa cà phê hạt nêm + 100ml nước dùng vào chảo đun trong khoảng 5 phút trên lửa vừa. Tiếp theo, đảo đều gia vị đun khoảng 5 phút cho gia vị ngấm đều. Xong đổ nấm rơm với thịt ba chỉ ra đĩa và thưởng thức.
4. Nấu lẩu nấm chay
Nguyên liệu làm món lẩu nấm chay:
- Nấm rơm: 200gr
- Nấm kim châm: 100gr
- Nấm đông cô tươi: 100 gr
- Cà rốt: 1 củ
- Cải trắng: 1 củ
- Cà chua: 2 quả
- Dứa: ½ quả
- Đậu hủ: 2 miếng
- Rau ăn lẩu: cải tàu, rau muống, cải cúc, cải thảo,…
- Gia vị: bột nêm, muối, ớt
- Bún hoặc mì tôm
Các bước làm lẩu nấm chay:
- Bước 1: Cạo vỏ cà rốt và củ cải rồi cắt khúc cho vào nồi nước, nêm bột nêm + muối. thêm vài lát dứa và cà chua.
- Bước 2: Nấm rửa sạch với nước muối, xếp ra đĩa. Rau rửa sạch cắt khúc vừa ăn. Đậu hủ cắt mỏng xếp ra đĩa.
- Bước 3: Dọn bàn ăn thưởng thức với nồi nước lẩu nấm và rau. Thêm bún hoặc mì tôm ăn kèm.
Ăn nấm rơm nhiều có tốt không?
Cũng giống như các loại rau củ quả khác, nấm rơm là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe con người. Mặc dù vậy, bạn cũng nên hạn chế ăn quá nhiều nấm rơm và ăn liên tục trong thời gian dài vì như thế sẽ dẫn đến bị thừa chất và gây ra các bệnh ngoài ý muốn.