Tại sao trẻ dễ bị hoảng sợ?

Đánh giá post

Bé con nhà tôi được 2 tháng tuổi, gần đây rất dễ hoảng sợ, cứ nghe tiếng động nào to một chút là tay chân run lên, sau đó òa khóc. Khi ngủ buổi đêm cũng vậy. Bởi thế, cả nhà tôi đều phải nhẹ tay nhẹ chân, không dám gây ra tiếng động nào. Như vậy có phải là bình thường không?

Trẻ hoảng sợ
Tại sao trẻ hay hoảng sợ

Tại sao trẻ dễ bị hoảng sợ?

Khi đang ngủ mà nghe thấy âm thanh lớn, trẻ thường sẽ co hai vai và hai chân lại, hoặc người nhanh chóng run lên, xuất hiện hiện tượng “sợ hãi”, đôi khi còn khóc lớn. Đây chính là phản xạ đặc thù của trẻ nhỏ, là hiện tượng bình thường. Lúc này, sự phát triển của hệ thống thần kinh ở trẻ vẫn còn chưa hoàn thiện, khi sự kích thích của thế giới bên ngoài tác dụng lên đầu mút thần kinh rồi truyền vào đại não, do các bao myelin thần kinh vẫn chưa hình thành hoàn thiện nên sự hưng phấn này sẽ tác động đến các sợi thần kinh lân cận, không thể hình thành nên một điểm hưng phấn rõ rệt trong vỏ não, đồng thời do các sợi thần kinh không có bao myelin truyền tương đối chậm, dẫn đến phản ứng khi bị kích thích với thế giới bên ngoài của trẻ cũng chậm, hơn nữa còn dễ bị tổng quát hóa (generalization), biểu hiện ở việc dễ khiếp sợ và khóc thét.

Trong 3 tháng đầu, nếu như trẻ đột nhiên nghe thấy tiếng động lớn hoặc gặp phải chấn động, đột nhiên bị thay đổi vị trí v.v… mà có những động tác như run, muốn khóc, muốn được ôm, điều này chứng tỏ não và khả năng nghe của trẻ đang phát triển bình thường.

Khắc phục tình trạng trẻ hay hoảng sợ

1. Thường xuyên vỗ về, ôm ấp trẻ: Được cha mẹ ôm ấp, tâm trạng của trẻ sẽ ổn định.

2. Tạo cho trẻ môi trường ngủ yên tĩnh: Không nên đặt điện thoại ở bên cạnh trẻ, đặc biệt là không đặt gần giường trẻ. Không xem ti vi hoặc nói to trong phòng ngủ của trẻ. Có thể phát những ca khúc mà trẻ thích nghe với âm lượng vừa phải trong phòng, như vậy có thể át được những âm thanh nhỏ và đột ngột.

3. Không nên đem trẻ ra ngoài lâu, tránh những nơi công cộng đông đúc, ồn ào. Nếu như trẻ khóc, tốt nhất nên về nhà ngay.

4. Hạn chế tiếp khách: Khi một em bé mới chào đời, bạn bè thân thiết có thể sẽ cảm thấy rất vui mừng, mọi người sẽ đến thăm hỏi và gặp em bé. Nhưng nếu như số lượng quá đông, hơn nữa lại nói lớn tiếng thì sẽ khiến trẻ giật mình hoảng sợ.

Trẻ đến giai đoạn nào phải làm việc gì, không phải là căn cứ theo thời gian biểu, mà đó là người lớn đã căn cứ vào quy luật trưởng thành của trẻ để tổng kết ra. Còn về vấn đề tại sao lại có quy luật này thì đó hoàn toàn là do quy luật phát triển của cơ bắp, xương và hệ thống thần kinh quyết định. Khi phần cổ của trẻ phát triển đủ độ cứng cáp để có thể ngóc đầu dậy, trẻ sẽ không gục đầu xuống nữa. Cũng có những trẻ có hệ thần kinh, xương và cơ bắp phát triển tương đối chậm, do vậy khi đến lúc cần phải tập lẫy thì trẻ vẫn chưa sẵn sàng.

trẻ sơ sinh hoảng sợ
Cha mẹ nên ôm ấp vỗ về trẻ khi trẻ hoảng sợ

Ngoài ra, có thể nói nguyên nhân mà trẻ thích tập lẫy, hoặc tập bò, tập đi chính là bởi bị “mê hoặc”. Việc nắm vững mỗi một phương thức hành động đối với trẻ mà nói đều có ý nghĩa mở ra một thế giới mới. Ví dụ như việc lật người: Khi trẻ nằm, trẻ chỉ có thể nhìn thấy trần nhà, nhiều lắm là nhìn thấy những tấm rèm treo trang trí và khuôn mặt của những người đến gần trẻ. Khi trẻ lật được người, trẻ dường như có thể nhìn thấy cả thế giới, dùng cánh tay nhỏ bé đỡ cả người lên để nhìn ra xung quanh bốn phía, cảm giác thật thích thú. Đây có lẽ là nguyên nhân quan trọng nhất khiến trẻ nỗ lực luyện tập như vậy.

Cha mẹ nên làm gì?

1. Để cho cơ bắp khỏe mạnh hơn. Muốn dễ dàng thực hiện cách thức vận động cơ thể, điều quan trọng nhất là phải có được một cơ bắp khỏe mạnh. Cha mẹ có thể giúp trẻ làm những động tác vuốt ve hoặc thể dục bị động, để giúp cho trẻ khỏe mạnh hơn. Như vậy đến khi thử sức trong những phương thức vận động mới, trẻ sẽ càng dễ dàng nhanh chóng hơn.

2. Đưa ra những giúp đỡ cần thiết Thông thường, bất cứ một đứa trẻ phát triển bình thường nào cũng sẽ đều có thể hoàn thành được những vận động này mà không cần đến bất cứ sự trợ giúp nào, nhưng nếu cha mẹ có thể đưa ra những giúp đỡ có ích thì quá trình sẽ được thuận lợi hom. Khi trẻ vẫn chưa bắt đầu lật người, cha mẹ có thể giúp trẻ cảm nhận được quá trình lật mình và cảm giác sau khi lật, những cảm giác mới mẻ này sẽ thúc đẩy trẻ sớm thử sức trong những công việc đó. Khi trẻ lật người, thông thường sẽ đều không biết nên làm thế nào để rút cánh tay ra khỏi người, hoặc không biết cách làm thế nào để đặt chân này sang cạnh chân kia; Khi đó, cha mẹ có thể để cho trẻ tự mình thử sức vài lần rồi mới giúp đỡ, như vậy trẻ sẽ nhanh chóng nắm bắt được những động tác cần thiết.

3. Làm tốt việc giữ an toàn cho trẻ Sau khi trẻ biết lẫy, việc trẻ bị rơi xuống giường là điều có thể xảy ra bất cứ lúc nào, do đó cha mẹ cần làm tốt tất cả các biện pháp để giữ an toàn cho trẻ

Viết một bình luận

where to buy viagra buy generic 100mg viagra online
buy amoxicillin online can you buy amoxicillin over the counter
buy ivermectin online buy ivermectin for humans
viagra before and after photos how long does viagra last
buy viagra online where can i buy viagra