Tình trạng bé nhè cơm
Bé nhà tôi hiện đã được 16 tháng, đã ăn dặm được gần 1 năm, nhưng vẫn chưa có thói quen ăn uống có quy luật, về cơ bản là bé muốn gì thì ăn nấy, không muốn là sẽ không ăn, có những khi cả ngày trời chỉ ăn uống đàng hoàng được một bữa, cứ như là không có cảm giác đói vậy.
Hơn nữa động một tí là bé lại nhè cơm và thức ăn trong miệng ra. Hiện cân nặng của bé chỉ tương đương so với hồi một tuổi, về cơ bản không tăng lên là mấy. Tại sao lại như vậy? Liệu có phải là do dinh dưỡng không đầy đủ?
Nguyên nhân trẻ hay nhè cơm
So với hồi trước khi được 1 tuổi thì tốc độ lớn của trẻ sau 1 tuổi rõ ràng là có phần chậm hơn, có khi còn xảy ra hiện tượng thụt lùi, do đó các bà mẹ thường hay để tâm lo lắng đến việc ăn uống của trẻ.
Xem thêm các bài viết thuộc chuyên mục nuôi con
Từ 1 tuổi đến 1 tuổi rưỡi chính là giai đoạn mà cơ thể và lượng thức ăn của trẻ xuất hiện tính chất đặc trưng này, có những đứa trẻ ăn được, nhưng lại có những trẻ lại không ăn được nhiều.
Trong giai đoạn này thông thường trẻ sẽ đều không ăn được như cha mẹ vẫn tưởng tượng, đồng thời, trẻ đang trong giai đoạn học đi nên hứng thú chủ yếu tập trung chủ yếu vào việc choi, việc ăn thường có xu hướng giảm và không có quy luật.
Thực ra, trong giai đoạn này, dẫu cho trẻ có ăn ít thì lớp mỡ tích tụ dưới da từ khi còn nhỏ cũng đủ để chuyển hóa thành năng lượng giúp cho trẻ trưởng thành một cách khỏe mạnh.
Còn về việc nhè thức ăn, đa số là do những nhân tố như thức ăn quá cứng, khó ăn hoặc trẻ đã ăn no. Ngoài ra, cũng có những trẻ vì muốn ăn thứ khác mà đồ ăn ở trong miệng vẫn chưa kịp nuốt nên liền nhè cơm ra để tiếp tục ăn.
GỢI Ý CHO MẸ
Cung cấp những thực phẩm cân bằng dinh dưỡng
Đối với trẻ trong giai đoạn này, cha mẹ không cần thiết phải yêu cầu trẻ nhất thiết mỗi ngày phải ăn được bao nhiêu thịt, bao nhiêu rau mà quan trọng hơn là chú ý vào việc cân bằng dinh dưỡng.
Do trẻ ăn ít nên không cần thiết phải đòi hỏi mỗi bữa ăn đều cân bằng dinh dưỡng, chỉ cần sắp xếp cân bằng trong một khoảng thời gian như mỗi tuần hoặc mỗi tháng là được.
Chuẩn bị nhiều hơn những thức ăn mềm
Mặc dù trẻ đã mọc rất nhiều răng nhưng khả năng nhai của trẻ vẫn đang được nâng cao dần. Có những bậc phụ huynh cố ý cho trẻ ăn những thức ăn hơi cứng một chút để trẻ luyện khả năng nhai, nhưng cách đó là không khoa học, do răng có các chức năng khác nhau.
Răng cửa và răng nanh chủ yếu làm nhiệm vụ xé thức ăn, còn chức năng nhai là của răng hàm, trong khi đó vị trí răng hàm của trẻ tương đối thấp và không khớp với nhau lắm, chủ yếu trẻ vẫn phải dùng lợi để nhai.
Khả năng nhai không phải được luyện tập nhờ việc trẻ ăn thức ăn cứng, do đó cha mẹ cần chuẩn bị cho trẻ thức ăn mềm một chút để cho trẻ dễ nhai. Nhưng cũng chú ý không nên đưa ra thức ăn quá nát, như vậy sẽ khiến trẻ nuốt chửng không nhai, không có lợi cho việc luyện tập khả năng nhai của trẻ.
Không nấu những món ăn có mùi vị quá nồng
Do vị giác của trẻ ngoài vị ngọt và thơm ra thì cần phải trải qua rất nhiều lần luyện tập mới có thể thích nghi được, nên những vị mà trẻ có thể chấp nhận được thực sự không nhiều.
Có những món ăn ngon người lớn cảm thấy rất ngon, nhưng đối với trẻ lại khó ăn. Người mẹ trong quá trình nấu cần chú ý hơn, cố gắng nắm được những mùi vị mà trẻ thích, như vậy các món ăn được nấu ra chắc chắn sẽ khiến trẻ ăn được nhiều hon.
Không giục trẻ ăn, lượng thức ăn cần phù hợp
Đối với những trẻ ham ăn, nếu như cha mẹ cứ giục trẻ ăn hoặc đút vào miệng trẻ một thìa đầy thức ăn thì trẻ tự nhiên cũng sẽ vội vàng, có những trẻ nhè thức ăn trong miệng ra; Có những trẻ lại nuốt chửng, nuốt luôn cả những thức ăn chưa được nhai hết, điều này không tốt cho trẻ.
Ngoài ra, nếu như trẻ thích thức ăn vặt hoặc hoa quả, mỗi lần cho trẻ ăn cũng không nên cho ăn quá nhiều để tránh cho trẻ bị vội mà không được hưởng niềm vui khi ăn uống.
Thường xuyên vận động Neu như trẻ vận động nhiều thì lượng tiêu hao lớn, tự nhiên cũng sẽ có nhu cầu ăn nhiều hơn.