Tại sao trẻ hay thích đánh người khác?

Đánh giá post

Tại sao trẻ hay thích đánh người khác?

Bé được 14 tháng, gần đây rất thích đánh người lớn. Tôi nhận thấy mỗi lần bé đánh người lớn xong đều rất vui vẻ, giống như niềm vui ném bóng vào gầm giường vài tháng trước vậy. Tôi nói với bé: “Con đánh mẹ, mẹ bị đau sẽ khóc đấy”, nhưng dường như bé càng lấy đó làm vui, miệng còn không ngớt “Đánh! Đánh!” giống như bản thân làm được một chuyện gì đó to tát vậy. Chúng tôi nên làm thế nào với hành vi này của bé đây?

Tại sao trẻ hay thích đánh người khác?
Tại sao trẻ hay thích đánh người khác?

LẮNG NGHE TIẾNG LÒNG CON TRẺ

Trong giai đoạn này, sự kết hợp giữa lực ở tay và cổ tay của trẻ đã được nâng cao, trẻ sẽ rất thích thử nghiệm năng lực mới này. Trong một lần vô tình, trẻ dùng nắm đấm

nhỏ của mình đánh vào người hoặc mặt của người lớn, điều này đối với trẻ là một sự trải nghiệm thú vị, nếu như hành động này còn đem lại những “hiệu quả” thú vị thì trẻ sẽ không ngừng thử và những “hiệu quả” được nói đến ở đây bao gồm việc người lớn bật cười, sợ hãi, cổ vũ, tức giận, mắng mỏ… tóm lại là bất cứ phản ứng nào cũng đều có thể kích thích trẻ không ngừng thử sức bản lĩnh mới, đồng thời cố gắng phát hiện ra mối liên hệ giữa hành động này và kết quả của nó.

Thêm nữa là trong giai đoạn này, trẻ sẽ phát triển mạnh việc tự ý thức, khi năng lực hành động phát huy tác dụng, trẻ sẽ không ngừng thử nghiệm, bởi điều này có thể thể hiện được sức mạnh cũng như khả năng phối hợp với môi trường của trẻ. Những điều này đều là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ cảm thấy phấn chấn.

Sự phát triển động tác cơ thể của trẻ thường bắt đầu từ ngôn ngữ, do đó khi trẻ không thể sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt thì trẻ sẽ biểu đạt thông qua hành động và đương nhiên phương thức biểu đạt thuận tiện nhất là dùng tay. Đây chính là nguyên nhân đầu tiên của việc trẻ đánh người lớn.

GỢI Ý CHO MẸ

Giảm nhẹ phản ứng Dầu cho định nghĩa “đánh” với trẻ vẫn chỉ là bản thân hành động đó chứ chưa thực sự có những ý nghĩa về mặt tình cảm trong hành động này, nhưng thông thường, các bậc cha mẹ cũng không muốn việc này sẽ tiếp tục tiếp diễn. Biện pháp tốt nhất là người lớn nên giảm nhẹ phản ứng với hành động này của trẻ, bởi như vậy trẻ sẽ phát hiện ra rằng hành động này chẳng có chút ý nghĩa nào, cũng chẳng buồn cười chút nào. Một đứa trẻ đang trong giai đoạn tràn đầy tinh thần và trí lực chắc chắn sẽ chuyển phương hướng đi tìm những kích thích thú vị hom. Do đó, nếu như trẻ có những hành động như thế, người lớn chỉ cần không thèm bận tâm đến, không có bất cứ phản ứng nào như: làm mặt lạnh, tức giận, ngăn cấm… trẻ sẽ cảm thấy không còn thú vị gì nữa mà giảm lòng nhiệt tình với hành động này. Neu không sau này trẻ sẽ cho rằng hành động đánh người của mình là cách hữu hiệu nhất để thu hút sự chú ý của người lớn.

Chuyển đổi quan niệm

Cũng có những người gợi ý cho các bà mẹ là nên giúp trẻ chuyển từ động tác “đánh” sang hành động “vuốt ve”, như vậy có thể làm giảm tính phá hoại của hành động này, là một sự chỉ dẫn tích cực đối với trẻ. Khi trẻ đánh người, cha mẹ có thể nói: “Con muốn vuốt ve mẹ à? Được rồi, cần phải vuốt ve nhẹ nhàng thôi”. Nhưng cách này cũng không phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả, đặc biệt là đối với các bé trai thì khi chúng thử vuốt ve nhẹ nhàng, chúng sẽ nhanh chóng phát hiện ra rằng đánh và vuốt ve là hai việc khác nhau, và việc “đánh” sẽ hấp dẫn hom bởi có thể khiến trẻ cảm giác được bộc lộ sức mạnh. Có điều, đây cũng là một biện pháp giải quyết tích cực và đáng để thử nghiệm.

Dạy trẻ học ngôn ngữ đơn giản của tay

Như đã nói ở trên, thông thường sự phát triển động tác cơ thể của trẻ chính là ngôn ngữ đầu tiên, khi trẻ gặp phải những tình huống mà không thể biểu đạt được bằng ngôn ngữ trẻ sẽ dùng các động tác ở tay để biểu đạt. Đặc biệt là khi trẻ phát hiện ra động tác đánh có hiệu quả trong việc thu hút sự chú ý của người lớn, trẻ sẽ lại càng thích thú hom. Tuy nhiên, động tác “đánh” ngoài việc biểu đạt yêu cầu của bản thân ra thì không có tác dụng nào quá đặc biệt. Đối với những trẻ chưa biết nói, cha mẹ có thể dạy cho trẻ một vài động tác tay có ý nghĩa. Người mẹ mỗi lần giao tiếp với trẻ có thể cố gắng sử dụng thật nhiều những ngôn ngữ và động tác, ví dụ như vừa dùng tay chỉ vào miệng vừa hỏi trẻ: “Con muốn ăn gì?” Khi trẻ có thể biểu đạt được bản thân một cách khá tốt, nhu cầu đánh người để biểu đạt bản thân sẽ không còn là lựa chọn đầu tiên của trẻ nữa.

KIẾN THỨC CHO MẸ

Những ví dụ về ngôn ngữ bằng tay ở trẻ:

  • “Con đói rồi, muốn ăn”: Dùng ngón tay chỉ nhẹ vào miệng.
  • “Nóng quá”: Không ngừng thổi, động tác giống như khi bạn thổi nước mát vậy.
  • “Lạnh quá”: Kẹp chặt hai cánh tay vào sát người.
  • “Yên lặng, không được ồn”: Dựng ngón tay trỏ lên rồi chặn ở trước môi, sau đó phát ra tiếng “suỵt”.
  • “Gọi điện thoại cho bố đi”: Dùng ngón cái và ngón út làm động tác gọi điện thoại, sau đó đặt bên tai không động đậy.

Viết một bình luận

where to buy viagra buy generic 100mg viagra online
buy amoxicillin online can you buy amoxicillin over the counter
buy ivermectin online buy ivermectin for humans
viagra before and after photos how long does viagra last
buy viagra online where can i buy viagra