Trẻ chậm mọc răng thường là vấn đề phát sinh khi trẻ mọc răng sữa. Mặc dù đã hơn 12 tháng tuổi nhưng răng sữa của trẻ chưa bắt đầu mọc thì đây được xem là mọc răng trẻ chậm mọc răng chậm. Trường hợp trẻ mọc răng chậm cha mẹ cần đưa con đến bác sĩ để thăm khám kịp thời.
Khác với trẻ mọc răng sớm, nếu răng trẻ mọc chậm có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ, chưa kể đến việc tình trạng này có thể dẫn tới các biến chứng không tốt cho trẻ sau này cụ thể như: sâu răng, viêm thân răng, răng vĩnh việc mọc lệch.
Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề trẻ mọc răng chậm để cha mẹ có thể hiểu rõ hơn và biết được cách chăm sóc con đúng cách nhé!
1. Khi nào thì gọi là trẻ mọc răng muộn?
Ngoài việc trẻ mọc răng sớm hơn bình thường thì một số trẻ đã hơn 12 tháng tuổi vẫn chưa có dấu hiệu bắt đầu mọc răng vì thế tình trạng này được gọi là trẻ chậm mọc răng.
Thường đối với những đứa trẻ mọc răng bình thường thì thời gian răng bắt đầu mọc sẽ là tháng thứ 5, 6 đến khoảng 2 tuổi rưỡi là bé đã mọc đầy đủ 20 chiếc răng sữa.
Trường hợp nếu đã hơn 12 tháng tuổi trẻ chưa có dấu hiệu mọc răng sữa thì bé nhà bạn bị chậm mọc răng.
Nếu trẻ chậm mọc răng nhưng cơ thể vẫn phát triển thể chất bình thường thì đây là vấn đề không quá lo ngại và chỉ là chậm mọc răng do sinh lý ở trẻ.
Do đó, cha mẹ cần theo dõi để biết được tình trạng của con, nếu quá thời gian mà răng không mọc thì cần đưa con đi khám kịp thời.
2. Nguyên nhân trẻ chậm mọc răng
Có rất nhiều nguyên nhân trẻ mọc răng chậm hơn so với bình thường. Dưới đây là một số nguyên nhân chính mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Cụ thể:
2.1 Do di truyền
Trẻ mọc răng muộn có thể do di truyền, nếu trong gia đình bạn đã từng có người chậm mọc răng thì bạn đừng quá lo lắng đây có thể là nguyên nhân khiến răng của con bạn mọc chậm hơn so với những đứa trẻ khác.
2.2 Do thời điểm và môi trường sống
Do thời điểm sinh và môi trường sống của bé đây chính là những yếu tố quyết định thời điểm trẻ nhú chiếc răng đầu tiên.
Chẳng hạn nếu bé sinh non khi chỉ mới 32 tuần thì có khả năng răng của trẻ sẽ mọc muộn hơn 4 tuần so với những trẻ sinh cùng thời điểm.
2.3 Ảnh hưởng từ những căn bệnh
Nguyên nhân tiếp theo khiến trẻ mọc răng chậm là do những căn bệnh có ở trẻ như hội chứng Down, tuyến yên hoạt động không bình thường, lớp phôi ngoài có những biến chứng,…tất cả những yếu tố này đều dẫn đến tình trạng bé mọc răng chậm.
2.4 Những tổn thương bên ngoài
Những tổn thương bên ngoài và bệnh truyền nhiễm cũng là nguyên nhân khiến con của bạn mọc răng chậm so với thời gian quy định.
Trường hợp nếu răng của trẻ mọc chiếc cao chiếc thấp có thể là do sự tác động ngoại lực dẫn đến tình trạng trẻ mọc răng chậm, răng không đều.
2.5 Trẻ chậm mọc răng do thiếu canxi
Trẻ bị thiếu canxi vì thế mà mầm răng phát triển chậm, trường hợp này xảy ra nhiều ở các trẻ bú bình hoặc chất lượng sữa mẹ kém.
2.6 Trẻ bị thiếu vitamin B
Bé bị còi xương thiếu vitamin B đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc răng trẻ mọc chậm hơn so với bình thường.
2.7 Trẻ bị suy dinh dưỡng
Trẻ mọc răng chậm do bị suy dinh dưỡng. Thiếu nhiều chất cần thiết để răng phát triển nên rơi vào tình trạng trẻ mọc răng muộn.
3. Trẻ mọc răng trễ có ảnh hưởng gì không? Tốt hay xấu
Cha mẹ không nên quá lo lắng khi trẻ chậm mọc răng vì mọc răng chậm không gây nguy hiểm cho con và cũng không nên so sánh con mình với những đứa trẻ khác vì thời gian mọc răng của từng trẻ là khác nhau.
Đối với những trẻ chỉ mới 3 tháng tuổi đã mọc răng thì đây là điều không có gì phải lo lắng, ngược lại có những trẻ đến 9 – 10 tháng mới bắt đầu xuất hiện chiếc răng sữa đầu tiên.
Do đó, tùy vào thể trạng của từng trẻ mà bộ răng sữa có thể mọc xong từ lúc 2 hay 3 tuổi. Trường hợp nếu bạn không yên tâm có thể đưa con của mình đến bác sĩ để thăm khám, chụp phim X – quang để xác định em trẻ có gặp vấn đề gì không.
Thường thì những bé bị thiếu canxi sẽ chậm mọc răng hơn so với các bé khác. Một số trẻ vừa ra đời đã có răng, đây là điều hết sức bình thường. Vậy nên cũng không cần phải quá lo lắng khi con mọc răng chậm.
Mặc dù mọc răng trễ không ảnh hưởng gì nguy hiểm tuy nhiên nếu tình trạng này quá lâu có thể dẫn đến các biến chứng không tốt cho sau này, cụ thể như:
- Răng vĩnh viễn mọc bị lệch so với răng sữa do mọc quá chậm
- Răng vĩnh viễn mọc cùng lúc với răng sữa do răng sữa mọc chậm đã tạo thành hàm răng đôi, tuy nhiên trường hợp này rất hiếm nhưng cha mẹ cũng không được chủ quan khi trẻ mọc răng muộn.
- Viêm quanh thanh răng do răng vẫn nằm dưới bề mặt nướu
- Sâu răng khi răng còn dưới nướu, nếu không biết và tìm cách xử lý kịp thời có thể khiến cho những chiếc răng khác cùng lúc bị sâu nhiều hơn.
4. Cách chăm sóc khi trẻ mọc răng chậm
Với những trẻ mọc răng chậm cha mẹ cần quan sát và chăm sóc bé đúng cách để cải thiện tình trạng mọc răng chậm ở trẻ. Cách chăm sóc như sau:
- Bổ sung vitamin D và canxi
Thay đổi thói quen hàng ngày, bổ sung thêm vitamin D và canxi cho trẻ mỗi ngày, nếu sử dụng dưới dạng thuốc thì nên nhờ bác sĩ tư vấn.
- Tắm nắng cho trẻ
Cho trẻ tắm nắng và buổi sáng từ lúc trẻ 1 tháng tuổi, đồng thời duy trình tình trạng này liên tục cho đến khi trẻ biết đi, thời gian tắm nắng trung bình là từ 15 – 30 phút mỗi ngày.
- Cung cấp các chất dinh dưỡng
Cải thiện chế độ dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt là sữa và các sản phẩm được làm từ sữa, thức ăn động vật, chất béo.
Thực đơn cho trẻ mọc răng chậm phải đảm bảo các yếu tố đường, sữa, đạm, tinh bột, chất béo,… nên chú ý cung cấp đủ chất đạm nhất là đạm động vật chất béo để đảm bảo dinh dưỡng trong quá trình ăn dặm của trẻ. Bên cạnh sữa mẹ bạn có thể sử dụng thêm sữa chua hoặc phô mai cho trẻ.
- Cho trẻ uống nước ép hoa quả
Cho trẻ ăn thêm hoa quả tươi hoặc lấy nước ép cho trẻ uống hoặc xay bã cho trẻ dùng. Để trẻ ăn uống theo thời gian biểu, tránh ăn vặt để không làm ảnh hưởng đến chế độ ăn hàng ngày của trẻ.
- Tăng lượng sữa cho bé
Tăng cường sữa từ 500 – 800ml mỗi ngày, khi sử dụng sữa không pha cùng với các loại nước cháo, nước bột hay nước rau củ bởi chúng có thể làm giảm khả năng hấp thụ canxi ở trẻ.
- Cho bé ngủ đủ giấc
Cho trẻ ngủ đủ giấc và khuyến khích trẻ vận động để kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn, tránh tình trạng suy dinh dưỡng.
Trẻ mọc răng muộn không nguy hiểm, tuy nhiên để tránh nguy cơ biến chứng xấu về sau, cha mẹ cần quan sát và chăm sóc con thật kỹ để tránh những biến chứng xấu về sau.
Nếu đến 12 tháng tuổi mà trẻ chưa mọc cái răng nào thì cần đưa con đến bác sĩ để thăm khám và được tư vấn.
Mong rằng những thông tin hữu ích từ bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm hữu ích trong quá trình chăm sóc con và lập chế độ dinh dưỡng phù hợp để con phát triển tốt nhất, tránh tình trạng trẻ chậm mọc răng.
Nguồn tham khảo bài viết:
THE CAUSES AND COMPLICATIONS OF LATE TEETHING IN BABIES (1)
Late Teething in Babies – Causes and Complications (2)