Bé nhà tôi được 27 tháng, không biết bắt đầu từ khi nào mà bé trở nên “sợ ma”. Đối với “ma” thì có thể những câu chuyện trong sách của bé dù ít dù nhiều đã có nhắc đến, hoặc khi ông bà nội chăm bé cũng có thể đã nhắc đến chủ đề này. Tóm lại, cứ đến tối là bé không dám ra khỏi nhà, cứ nghe thấy một tiếng động nào là rất sợ hãi, nói rằng có “ma”. Tôi phải làm sao đây?
Vì sao trẻ sợ ma?
Việc trẻ sợ hãi đối với những sự vật như ma quỷ hoặc cáo đều là do sự phát triển trí tưởng tượng của trẻ đạt đến một trình độ nhất định. Trí nhớ của trẻ rất tốt, dù chỉ là người lớn có vô ý nhắc đến hoặc nhìn thấy trong sách vở, tivi thì những thông tin đó cũng sẽ đều được lưu giữ trong trí óc trẻ. Khi nhìn thấy những cảnh tương tự, trẻ sẽ chủ động dùng sức tưởng tượng của mình để điều động những hình ảnh đó xuất hiện, từ đó mà cảm thấy căng thẳng, sợ hãi. Năng lực nhận thức của trẻ có hạn, do đó việc nảy sinh sợ hãi cũng là điều bình thường.
Trẻ sợ ma phải làm sao?
Làm thế nào để dập tắt nỗi sợ hãi của trẻ, mẹ có thể tham khảo những gợi ý dưới đây:
- Cha mẹ ung dung bình tĩnh
Bắt chước chính là khả năng bẩm sinh của trẻ, tất cả những ngôn ngữ, động tác, phản ứng… của chúng ta đều là đối tượng cho trẻ mô phỏng bắt chước. Neu người lớn từng cảm thấy sợ hãi, lo lắng, căng thẳng trước một sự việc nào đó rồi lại muốn trẻ bình tĩnh khi đứng trước những sự vật ấy thì hiển nhiên sẽ rất khó khăn. Do đó, khi đối mặt với bóng tối, cô đơn hoặc một âm thanh lạ, việc cha mẹ giữ được thái độ điềm đạm, bình tĩnh, ung dung là việc rất quan trọng, đó sẽ là một tấm gương tốt dành cho trẻ.
- Không nên an ủi trẻ quá mức
Khi trẻ bị một việc gì đó dọa cho sợ phát khóc, cha mẹ không nên vì xót con mà ra sức an ủi trẻ. Phản ứng thái quá, thái độ căng thẳng của cha mẹ sẽ chỉ càng làm cho trẻ thêm sợ hãi việc đó mà thôi, bởi trẻ sẽ cho rằng việc đó là việc rất kinh khủng, đến bố mẹ còn phải lo lắng đến mức như vậy. Neu như cha mẹ có thể đưa ra những yêu thương và an ủi thích hợp, đồng thời có một thái độ khách quan trước những sự việc uy hiếp hoặc nguy hiểm thì trẻ sẽ dần hình thành được nhận thức khách quan đối với sự việc và không còn thấy lo sợ nữa.
- Không nên phủ định nỗi sợ hãi của trẻ
Có thể khi an ủi trẻ cha mẹ thường hay nói rằng “Không cần sợ”, câu nói này hiển nhiên là không có tác dụng. Cha mẹ không nên phủ định nỗi sợ của trẻ, nếu như bạn cứ nhất định nói rằng: “Con không sợ, con rất dũng cảm” thì trẻ e rằng sẽ khó mà cảm thấy đồng tình. Do đó, trong thời gian này, điều quan trọng nhất là giảng giải rõ cho trẻ, đặc biệt là giảng giải cho frẻ về chân tướng sự việc, để cho trẻ biết rằng thực ra không có gì đáng sợ cả, như vậy mới có thể thực sự giúp trẻ dẹp đi nỗi lo sợ trong lòng.
- Dẹp bỏ nỗi sợ hãi
Lúc này mà bắt trẻ phải dũng cảm thì trẻ cũng không thể làm nổi, do đó, chi bằng hãy dạy cho trẻ cách để dẹp bỏ nỗi sợ hãi. Những cách này hết sức đơn giản, cũng rất phù hợp với tâm lý của trẻ. Ví dụ, bạn có thể nói với trẻ rằng “Những con ma đó đều là giả thôi, nếu như con thấy nó tồn tại thì là bởi vì con ‘sợ hãi’, mà cái gì là điều sợ hãi nhất đối với ‘sợ hãi’ đây, chính là tiếng cười lớn, ‘sợ hãi’ còn sợ người khác đuổi nó đi nữa”. Sau đó bạn và con có thể cùng cười lớn rồi hô “Đi đi!”. Tất nhiên bạn cũng có thể nghĩ ra những cách thích hợp hơn với bạn và trẻ. Thông thường nếu có cách giải quyết vấn đề thì sự việc sẽ không còn trở nên đáng sợ như trước nữa.
- Xem những loại sách thích hợp
Cha mẹ nên cho trẻ xem những loại sách thích hợp, không nên để cho trẻ đọc hoặc xem, nghe những thể loại đẫm máu, bạo lực, tàn nhẫn. Trong những câu chuyện cổ tích hoặc hội họa cũng có thể hiện một số hình tượng độc ác hoặc khủng bố, đại đa số mục đích đều là để giúp trẻ dẹp bỏ những nỗi sợ hãi hoặc có chút yếu tố gây cười, nhưng không có gì đáng sợ cả, dẫu cho có một số hình tượng đáng sợ thì cha mẹ cũng có thể kịp thời giải thích cho trẻ, những cái nào là hư cấu, không tồn tại, để dẹp bỏ tâm trạng sợ hãi, căng thẳng không cần thiết của trẻ.
- Học cách loại bỏ
Cha mẹ có thể sẽ phát hiện ra rằng, trong một thời gian nào đó trẻ có thể có cảm giác sợ hãi đối với một số thứ, nhưng sau khi trẻ dùng cách vẽ để vẽ lại sự vật một lần thì cảm giác sợ hãi sẽ được giảm nhẹ hoặc mất đi, đó chính là một phương pháp đối phó rất tích cực. Nói rõ hoặc vẽ tranh đều là những cách có thể giúp trẻ giảm nhẹ nỗi sợ hãi với một số sự vật nào đó, đó có thể là do khi trẻ tiến hành kể lại hoặc vẽ lại một cách cụ thể thì cảm giác sợ hãi đã tìm ra được một lối thoát cho mình. Trong trò chơi, có thể lôi hình ảnh đó vào để trở thành yếu tố gây cười hoặc hài hước, hoặc là đối tượng để tấn công đều là những cách rất tốt giúp trẻ giải thoát được nỗi sợ hãi của mình.