Mọc răng được cho là bước ngoặt đánh dấu sự phát triển đầu đời của trẻ. Mọc răng ở trẻ nhỏ thường kéo theo những triệu chứng như sốt, ho, khó chịu…Khi thấy trẻ sốt mọc răng, thường xuyên quấy khóc, các mẹ đừng lo lắng, hãy thực hiện với một số cách dưới đây để trẻ hạ sốt và nhanh khỏi.
Trẻ mọc răng khi nào?
- Thông thường, cái răng đầu tiên của trẻ bắt đầu mọc khi bước sang tháng 6-7.
- Tuy nhiên, có nhiều trẻ có thể mọc răng sớm hơn nhưng có trẻ lại mọc răng muộn hơn.
- Tùy vào cơ địa của từng bé, nên nếu trẻ nhà bạn gần 1 tuổi vẫn chưa mọc răng thì cũng đừng lo lắng.
Dấu hiệu, cách chăm sóc khi trẻ mọc răng
Khi thấy trẻ bứt rứt, khó chịu, quấy khóc thường xuyên, ít bú mẹ, sốt đó chính là dấu hiệu cho thấy trẻ đang mọc răng. Đây là quy luật thông thường, nên các bậc cha mẹ không nên lo lắng quá. Biểu hiện rõ nhất chính là trẻ sốt mọc răng.
Trẻ mọc răng thường chảy nước dãi
Mặc dù đến tháng thứ 6-7 trẻ mới xuất hiện những cái răng đầu tiên, tuy nhiên ở tháng thứ 4 trẻ đã có hiện tượng chảy nước dãi quanh miệng.
Điều này chính là sinh lý bình thường khi trẻ mọc răng. Do vậy, các mẹ đừng quá lo lắng. Có thể sử dụng vải mềm lau nước giải cho bé hoặc tốt nhất nên quàng cho bé nhà bạn chiếc khăn nhỏ quanh cổ để tiện lau nước dãi.
Ngoài ra, khi trẻ mọc răng, do mầm răng nhú lên khiến cho lợi bị kích thích, ngứa ngáy. Lúc này trẻ thường cho tay vào miệng hoặc sử dụng những đồ vật xung quanh để cắn.
Để đảm bảo vệ sinh an toàn cho bé cũng như là tránh tình trạng bé bị hỏng nướu lợi. Các mẹ nên sử dụng những đồ chơi, sản phẩm dành riêng cho bé gặm nướu lợi chuyên dụng.
Chú ý, vì ngứa lợi nên bé có thể cắn ti mẹ khi bú, tốt nhất mẹ có thể sử dụng những sản phẩm trợ ti nếu như bị bé cắn thường xuyên khi bú.
Trẻ ho
- Khi trẻ mọc răng, ho là dấu hiệu thường thấy nhất. Nguyên nhân trẻ bị ho là do bé nhà bạn chảy nhiều nước dãi.
- Nếu chỉ ho thông thường và không kèm theo sốt hay khó thở thì các mẹ đừng lo lắng, hãy thực hiện với những phương pháp dân gian để khắc phục ho cho bé.
- Tuy nhiên, nếu có triệu chứng lạ hoặc ho nặng, trẻ dặn để ho thì tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đi khám vì nếu để lâu dài có thể sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp bên trong của trẻ.
Bỏ ăn
Trẻ mọc răng luôn có cảm giác khó chịu, mệt mỏi trong người. Vì vậy, mẹ thường thấy bé bỏ ăn, bỏ bú thường xuyên.
Lúc này, mẹ nên kéo dài thời gian giữa các cữ bú hoặc ăn dặm cho bé, để bé có cảm giác đói và thèm ăn.
Nhưng nếu bé cưng nhà bạn vẫn biếng ăn và không bú dẫn đến tình trạng sút cân thì tốt nhất hãy đưa đến gặp bác sĩ để có hướng khắc phục kịp thời, tránh tình trạng suy dinh dưỡng sau này ở trẻ.
Trẻ quấy khóc thường xuyên
Trong quá trình trẻ mọc răng, vì cảm giác khó chịu, bứt rứt trong người nên trẻ thường quấy khóc. Tuy nhiên, do quá trình mọc răng ở mỗi trẻ là khác nhau nên không phải trẻ nào cũng quấy khóc như các mẹ đều nghĩ.
Khi trẻ quấy khóc thường xuyên, lúc này mẹ cần phải dỗ trẻ, ru cho trẻ ngủ hoặc sử dụng những đồ chơi, âm thanh lạ, kích thích sự tò mò của trẻ để trẻ quên đi cảm giác khó chịu, bứt rứt, ngứa ngáy trong lợi.
Sốt khi trẻ mọc răng
Sốt trong quá trình mọc răng là dấu hiệu thường thấy ở trẻ nhỏ. Vì vậy, khi trẻ mọc răng các mẹ cần phải chú ý sát sao thân nhiệt để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Thời gian trẻ sốt mọc răng trong bao lâu?
Đây là câu hỏi của khá nhiều người phụ nữ trong lần đầu tiên làm mẹ, vì họ chưa trải qua khoảng thời gian này và không biết phải chăm sóc con thế nào cho đúng.
Trẻ sốt mọc răng nằm trong khoảng thời gian 2-3 ngày, khi đó răng đang được nhú ra khỏi nướu lợi. Đến khi răng được nhú lên hẳn lợi thì bé có thể giảm sốt và mất dần không còn sốt nữa.
Tuy nhiên, có nhiều trẻ sốt mọc răng lâu hơn, ngoài ra trong khoảng thời gian này mẹ phải chú ý sát sao cơ thể bé, bé có thể bị tiêu chảy, chán bú dẫn đến sụt cân.
Mẹ phải làm gì khi trẻ sốt mọc răng?
Mọc răng khiến cho trẻ sốt, đây là dấu hiệu bình thường ở mọi đứa trẻ. Lúc này thay vì lo lắng, các mẹ hãy đồng hành cùng con yêu vượt qua giai đoạn này một cách nhanh nhất, an toàn nhất.
Mẹ phải chú ý theo dõi nhiệt độ của cơ thể bé thường xuyên. Nếu thất trẻ sốt 38 độ hoặc hơn 1 chút mẹ có thể thực hiện những phương pháp hạ sốt an toàn dành cho trẻ nhỏ, mặc quần áo thoải mái cho bé. Nhưng tuyệt đối không được chườm lạnh cho trẻ.
Nhưng nếu thấy sốt cao trên 39 độ thì hãy đưa trẻ đến bệnh viên ngay để được theo dõi và có phương pháp hạ sốt hiệu quả.
Để tránh tình trạng mất nước khi bị sốt, mẹ nên đảm bảo cung cấp nước cho trẻ bằng việc cho trẻ bú thường xuyên, cho trẻ uống nước hoặc sữa pha loãng.
Mẹo hay cho mẹ khi trẻ sốt mọc răng
Cho bé tắm với nước ấm: Pha nước ấm, sau đó mẹ đặt bé nhẹ nhàng vào trong bồn tắm có nước ấm, lúc này mẹ có thể massage cơ thể bé để bé có cảm giác thoải mái, quên đi sự khó chịu trong cơ thể.
Cho trẻ sốt mọc răng ngậm núm giả ngâm lạnh: Khi mọc răng, trẻ sẽ có cảm giác ngứa nướu lợi, khó chịu trong miệng nên thường cắm những vật xung quanh như đồ chơi. Để cho trẻ có cảm giác dễ chịu với chiếc răng đang mọc, mẹ có thể sử dụng núm vú giả cho vào ngăn mát của tủ lạnh 10 phút sau đó cho bé ngậm. Hoặc có thể sử dụng những sản phẩm đồ chơi dành riêng cho trẻ mọc răng đang được bán trên thị trường.
Kem chuối hoặc trái cây dạng mềm được ướp lạnh thơm ngon cũng là cách giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn với chiếc răng đang mọc bên trong.
Mọc răng là quy luật tự nhiên bình thường ở trẻ nhỏ. Trẻ sốt mọc răng là triệu chứng rõ nhất khi mọc răng, giai đoạn này của trẻ làm bậc cha mẹ lo lắng, đứng ngồi không yên. Vì vậy, bài viết này hy vọng sẽ có ích phần nào đó giúp các bà mẹ ông bố có được những phương pháp, điều nên làm khi trẻ sốt do mọc răng.