Khi mới bắt đầu ăn dặm, một phần rất mới trong chế độ ăn uống trước giờ của bé thì không thể tránh khỏi việc hệ tiêu hóa của bé có vấn đề phải không nào. Vậy con bị táo bón phải làm sao phải làm sao? Trong bài viết này, GiadinhTv sẽ điểm qua cho mẹ các nguyên nhân bé ăn dặm bị táo bón cũng như cách phòng tránh, xử lý đúng cách khi trẻ mắc bệnh.
1. Phân của trẻ trước khi ăn dặm
Trước khi cho trẻ ăn thức ăn đặc, loại sữa của chúng sẽ ảnh hưởng đến tần suất, màu sắc và độ đặc của phân trẻ:
1.1. Trẻ bú sữa mẹ
Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, đặc biệt là trẻ mới sinh, thường đi ngoài sau mỗi lần cho bú. Khi bé lớn hơn thì điều này sẽ ít đi.
Tuy nhiên, một số trẻ bú sữa mẹ có thể vài ngày không đi ngoài. Điều này cũng bình thường thôi bố mẹ nhé, trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên lại thường bị như vậy nữa đó.
Về kết cấu thì phân của trẻ sơ sinh bú sữa mẹ sẽ khô hơn so với phân của trẻ bú sữa công thức.
Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn, phân thường có màu vàng, hoặc đôi khi có màu vàng xanh.
Táo bón ở trẻ bú mẹ không phổ biến vì sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn. Các trẻ bú mẹ kết hợp với sữa công thức thì có thể xảy ra tình trạng táo bón.
1.2. Trẻ bú sữa công thức
Trẻ bú sữa công thức có thể đi ngoài đến 5 lần một ngày hoặc thậm chí chỉ một lần một ngày và cả hai đều được coi là bình thường!
Trẻ sơ sinh bị táo bón có xu hướng phổ biến hơn ở trẻ bú sữa công thức, vì sữa công thức có thể khó tiêu hóa hơn sữa mẹ. Ngoài ra sữa công thức cũng có nhiều chất thải cần thải ra hơn.
Phân có xu hướng đặc hơn và không lỏng như phân của trẻ bú sữa mẹ. Thường có màu nâu hơn, đôi lúc cũng sẽ có màu vàng xanh.
Việc pha nhiều bột hơn trong tỷ lệ sữa cũng có thể dẫn tới táo bón.
2. Tại sao trẻ ăn dặm bị táo bón?
Đôi khi, trẻ sơ sinh bị táo bón trong giai đoạn mới bắt đầu ăn dặm, vì hệ tiêu hóa của trẻ đang học cách xử lý các loại thức ăn đặc mới.
Thường sau vài ngày ăn dặm thì trẻ sẽ quen với những loại thức ăn mới nên việc táo bón cũng sẽ giảm đi.
Khi bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn đặc, độ đặc và tần suất đi ngoài của trẻ có thể thay đổi khá nhiều. Màu phân cũng chuyển sang nâu hơn.
Nếu mẹ thấy còn thức ăn chưa tiêu trong tã của bé thì rất có thể bé đã nuốt mà không nhai. (Rất dễ bắt gặp nếu bé ăn dặm theo phương pháp BLW). Bé vẫn còn đang học cách để nhai, nhưng nếu không nhai nát như vậy thì bé sẽ không nhận được chất dinh dưỡng.
Đây thường là một dấu hiệu cho thấy bé chưa sẵn sàng ăn đồ ăn rắn như vậy, có thể mẹ sẽ muốn chuyển qua cháo rây hoặc các thực phẩm đã nghiền đó.
2.1. Dấu hiệu bé bị táo bón khi ăn dặm
- Trẻ đi ngoài ít hơn 3 lần/ tuần
- Phân trẻ lớn và rắn
- Phần của trẻ nhỏ, khô, cứng, giống phân thỏ
- Sau khi đi ngoài thì trẻ ăn tốt hơn
- Trong lúc đi ngoài bé cong lưng hoặc khóc
- Sau khi đi ngoài bé cảm thấy khó chịu
Các dấu hiệu khác của táo bón có thể bao gồm việc bé thiếu năng lượng và hơi hoa mắt.
Author
Xem thêm: Triệu Chứng Và Nguyên Nhân Dẫn Tới Trẻ Bị Táo Bón
2.2. Nguyên nhân trẻ bị táo bón
Ngoài việc hệ tiêu hóa của bé chưa thích nghi với việc ăn thức ăn đặc, còn rất nhiều lý do khiến bé bị táo bón. Một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị táo bón bao gồm:
- Không ăn đủ thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau, đậu, đậu và ngũ cốc nguyên hạt.
- Ăn quá nhiều thực phẩm đã qua chế biến, chẳng hạn như bánh mì trắng, bánh ngọt, bánh quy, khoai tây chiên giòn, bánh ngọt, ‘thức ăn nhanh’.
- Uống một lượng lớn sữa mỗi ngày
- Không uống đủ chất lỏng
- Dị ứng hoặc không dung nạp – ít gặp, táo bón kéo dài có thể là một trong những triệu chứng của Dị ứng Protein Sữa bò (Dị ứng sữa bò). Điều này có thể ảnh hưởng đến cả trẻ bú mẹ và trẻ bú bình. Người ta ước tính rằng 2-3% trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi mắc chứng Dị ứng sữa bò này.
- Ở một số rất nhỏ trẻ em, tình trạng sức khỏe có thể gây táo bón (chẳng hạn như thiếu hụt tuyến giáp và một số rối loạn chuyển hóa). Những trường hợp này cực kỳ hiếm gặp, nhưng hãy tìm lời khuyên của bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng con bạn có thể mắc bất kỳ tình trạng nào có thể gây táo bón.
3. Cách điều trị bé ăn dặm bị táo bón
Thường thì việc điều trị cho bé ăn dặm bị táo bón là dùng thuốc nhưng cũng có một số biện pháp điều trị tại nhà mà bạn có thể thử. Tùy thuộc vào độ tuổi và giai đoạn ăn dặm của bé mà phương pháp có thể khác nhau
3.1. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng
- Tắm nước ấm để thư giãn cho bé
- Mát-xa bụng – mát-xa nhẹ nhàng vùng bụng có thể giúp bé đỡ đau hơn
- Bài tập chân cho xe đạp – cho bé nằm ngửa và nhẹ nhàng di chuyển chân như đang đạp xe
Bé đang bú mẹ:
- Tăng lượng chất lỏng cho bé khá hữu ích. Hãy thử cho bé bú nhiều lần hơn trong ngày để giảm nguy cơ trẻ ăn dặm bị táo bón.
- Có khả năng nhỏ là một thứ gì đó bạn ăn vào có thể khiến trẻ ăn dặm bị táo bón, chẳng hạn như sữa bò. Hỏi ý kiến bác sĩ và loại bỏ các thức ăn có sữa bò trong thực đơn của bạn trong 2 tuần để xem liệu tình trạng của bé có cải thiện không.
- Tuy nhiên tránh kiêng sữa bò quá 2 tuần vì nó có thể sẽ ảnh hưởng tới nguồn sữa mẹ đấy
Bé bú sữa công thức: Nếu bạn nghĩ rằng táo bón có thể là do bé không uống đủ nước, bạn có thể thử cho bé uống thêm nước đun sôi để nguội giữa các cữ bú.
3.2. Trẻ trên 6 tháng
- Tăng chất xơ trong các bữa ăn dặm
- Chất xơ không hòa tan: giúp bé đi ngoài dễ hơn sau khi ăn nhưng không giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn. Có trong ngũ cốc nguyên hạt, cám, gạo lứt, vỏ khoai tây,..
- Chất xơ hòa tan: làm cho phân mềm hơn và dễ đi ngoài. Củng cố thành ruột và dạ dày cho bé, giúp hệ tiêu hóa hoạt động bình thường. Có thể giảm táo bón. Có trong yến mạch, hạt chia, bí ngô, hạt hướng dương, đậu lăng, rau, đặc biệt là khoai lang, bông cải xanh, củ cải, cà rốt,….
- Trái cây: Chất xơ trong trái cây cũng là loại tốt để giảm táo bón. Dâu tây, mâm xôi, chuối, quả kiwi, lê,….
- Nước trái cây cũng có tác dụng đó. Tuy nhiên chỉ một lượng nhỏ nước trái cây và nên pha thêm với nước bạn nhé.
- Bé có đang uống đủ nước không?
- Nước và sữa là những chất lỏng tốt nhất để cung cấp cho con bạn nhưng nếu chúng không thích uống, hãy sáng tạo!
- Bạn có thể thử món đá bào làm bằng nước trái cây pha loãng và thạch trái cây đông lạnh hoặc tự làm, những món này rất thú vị và thường được các bạn nhỏ yêu thích
- Từ 0-6 tháng: Trẻ sơ sinh cần 150ml/ kg chất lỏng mỗi ngày. Vì vậy, nếu bé nặng 7kg, bé sẽ cần 1050ml chất lỏng mỗi ngày.
- 7-12 tháng: Bé cần 640-800ml nước từ đồ uống mỗi ngày
- 1-2 tuổi: Bé cần 880-960 ml nước từ đồ uống mỗi ngày
- Không phải tất cả nước đó chỉ là nước uống. Bé còn ăn nước sốt, cháo, súp, sữa chua, rau và trái cây đều chứa chất lỏng. Hãy tính những loại đó vào luôn nhé
- Hãy thử một loại men vi sinh dành cho trẻ em: Thực phẩm bổ sung probiotic là những vi khuẩn sống “thân thiện” tự nhiên trong hệ tiêu hóa của chúng ta.
Mời bạn tham khảo video: Bé ăn dặm bị táo bón phải làm gì?
4. Thực phẩm cần tránh để con không bị táo bón
4.1. Thực phẩm đã qua chế biến
Một lượng lớn carbohydrate ít chất xơ nhất quán như bánh mì trắng, gạo trắng và mì ống có thể làm tăng nguy cơ táo bón.
Chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, chẳng hạn như thịt chế biến (ví dụ: xúc xích), ‘thức ăn nhanh’ (ví dụ: bánh pizza), bánh ngọt , cũng có thể làm tăng nguy cơ táo bón ở trẻ.
Thay vào đó, hãy thử các loại có nhiều chất xơ hơn như bánh mì nguyên cám và đảm bảo rằng con bạn có đủ thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau, đậu.
4.2. Thực phẩm kết dính
Quá nhiều chuối (đặc biệt là chuối chưa chín) và táo (đặc biệt là không có vỏ) có thể gây ra táo bón ở một số trẻ sơ sinh.
Thường xuyên ăn cơm cũng có thể là một lý do, bạn có thể thử các loại ngũ cốc làm từ yến mạch để thay một số bữa.
Nếu bạn đã thử tất cả những cách trên mà vẫn không đi đến đâu thì bạn nên nói chuyện với chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa.
Xem thêm : Trẻ Bị Rối Loạn Tiêu Hóa Và Những Điều Mẹ Nên Biết
Con bị táo bón phải làm sao? Mong rằng những thông tin hữu ích từ bài viết trên sẽ giúp bạn có câu trả lời cũng như những kinh nghiệm hữu ích trong quá trình chăm sóc cho bé ăn dặm bị táo bón.
Các mẹ tuyệt đối không được chủ quan mà cần sớm tìm ra nguyên nhân để điều trị cho bé đúng cách và kịp thời nhé.
Tài liệu tham khảo: