Cách dạy con không nói dối hiệu quả

Đánh giá post

Vì sao trẻ hay nói dối?

Trong quá trình nuôi dạy con cái. Chắc chắn sẽ không có đứa trẻ nào chưa từng nói dối. Ngay kể cả bản thân chúng ta khi còn nhỏ. Cũng đã ít nhiều nói dối.

tre noi doi

Nói dối là điều hoàn toàn bình thường và tự nhiên ở trẻ nhỏ

Vậy tại sao trẻ lại hay nói dối? 

Chúng ta cần biết rằng khi trẻ lên 2 tuổi. Bộ não đã bắt đầu biết tưởng tượng và hình thành nhân cách. Trẻ biết phân biệt đúng, sai. Biết sợ cha mẹ. Vì vậy, khi biết tưởng tượng, trẻ sẽ tự biết nói dối để tránh sự trừng phạt của cha mẹ hoặc để đạt được một mục đích hay mong muốn nào đó.

Đôi khi trẻ nói dối cũng để thu hút sự chú ý của mọi người. Nói dối vì sợ làm cha mẹ thất vọng về những việc làm sai trái của trẻ. Cũng có thể do trẻ bắt chước người lớn…

Trẻ nói dối cũng tùy vào từng giai đoạn ở các mốc độ tuổi khác nhau. Các mốc thường là: 2-5 tuổi, 5-8 tuổi, 9-11 tuổi và nói dối ở tuổi dậy thì. Nhìn chung, ở mỗi giai đoạn trẻ sẽ có những mức độ nói dối khác nhau. Do đó, tốt nhất các bậc phụ huynh nên nhận biết được những biểu hiện khi trẻ biết nói dối ở giai đoạn đầu tiên (2-5 tuổi) để có phương pháp dạy con cho hiệu quả

Các cách dạy con không nói dối

  • Không được gay gắt hoặc đánh mắng khi phát hiện trẻ nói dối. Có thể có hình phạt nhẹ nhàng.
  • Phải tìm được nguyên nhân khiến trẻ nói dối.
  • Giải thích cho trẻ hiểu nói dối là không tốt và không được lặp lại.
  • Không nhắc lại những lỗi nói dối của bé khi mọi chuyện đã được giải quyết.
  • Làm gương cho trẻ. Muốn trẻ không nói dối. Trước hết, chúng ta không được nói dối.

Một câu chuyện khá thú vị về cách hành xử khi trẻ nói dối mà tôi được nghe như sau:

Con gái lên 4 tuổi bắt đầu biết nói dối, đến lớp ăn không hết suất nhưng về nhà mẹ hỏi lại bảo là ăn hết, con không muốn ăn thì viện cớ bị đau bụng, tự mình làm vỡ đồ thì đổ cho em,… Thấy tình hình có vẻ không ổn nên tối đi ngủ, mình giả vờ bịa ra câu chuyện “Chú cừu nói dối” để kể cho con nghe:
“Trên thảo nguyên nọ, có một bác nông dân chăn một đàn cừu, trong số những chú cừu đó có một chú rất hay nói dối. Một hôm, chú cừu ra gần sát bìa rừng và bỗng la lên:
– Cứu tôi với, cứu tôi với…chó sói bắt tôi!!!
Bác nông dân tưởng thật bèn vác gậy chạy đến chỗ chú cừu đang kêu cứu. Nhưng đến nơi, chẳng thấy con chó sói nào, chỉ thấy chú cừu đang nhe răng ra cười ha hả “Ha ha…Bác nông dân bị lừa rồi…ha ha ha…”. Bác nông dân bực tức đi về túp lều của mình. Lần khác, bác nông dân lại nghe thấy tiếng kêu cứu của chú cừu:
– Cứu tôi với, cứu tôi với…chó sói bắt tôi!!!
Tưởng thật, bác nông dân lại chạy đến, nhưng vẫn như lần trước, chó sói đâu chẳng thấy, chỉ thấy chú cừu đang cười ha hả.
Một ngày nọ, có một con chó sói đang đói bụng đi từ khu rừng ra, nó trông thấy đàn cừu đang gặm cỏ, nó bèn rón rén đến chỗ chú cừu và trong chốc lát phí ra vồ lấy chú cừu. Chú cừu hoảng quá bèn la lên:
– Cứu tôi với, cứu tôi với…chó sói bắt tôi!!!
Chú cứ kêu mãi, kêu mãi mà không thấy ai ra giúp cả, vì người nông dân tưởng chú cừu lại nói dối như mọi lần. Thế là chú cừu đã bị chó sói bắt lôi vào rừng ăn thịt”.
Sau khi nghe mình kể xong, có vẻ cũng hiểu được rằng hậu quả của sự nói dối phải trả giá như thế nào, nên từ đó ko nói dối nữa. Cứ mỗi khi thấy bạn nói dối thì con lại nói: bạn ấy lại như con cừu nói dối đấy ba nhỉ? Như thế là không tốt đâu.
Mình chia sẻ chuyện này vì thấy nhiều bố mẹ thấy con nói dối thì lôi ra nạt nộ, thậm chí đánh mắng con. Theo mình vậy là không nên, bởi đánh rồi nó lại quên, mà đánh nhiều thì con dễ bị lì đòn, từ đó càng không nghe lời. Phải bằng cách đơn giản nhất tác động vào suy nghĩ tự nhiên của con, để từ đó con tự điều chỉnh hành vi của mình, cách tốt nhất là kể chuyện cho con nghe, vừa nhẹ nhàng, vừa tình cảm.

 

 

Viết một bình luận

where to buy viagra buy generic 100mg viagra online
buy amoxicillin online can you buy amoxicillin over the counter
buy ivermectin online buy ivermectin for humans
viagra before and after photos how long does viagra last
buy viagra online where can i buy viagra