Mứt nói chung và mứt dừa nói riêng là món ăn truyền thống không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán ở Việt Nam. Tuy nhiên có rất nhiều người lo lắng rằng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong những ngày Tết nhất là các loại mứt và đồ ăn vặt.
Đừng lo lắng bởi chúng tôi đem đến cho bạn hướng dẫn cách làm mứt dừa ngon đơn giản tại nhà, đảm bảo và lại vô cùng tiết kiệm. Sau khi đọc qua bài viết này bạn sẽ thấy rằng làm mứt cho ngày tết chưa bao giờ dễ dàng đến thế. Cùng khám phá cách làm mứt dừa tại nhà ngay nhé!
Nguyên liệu làm mứt dừa
- Cùi dừa: 1kg
- Đường kính trắng: 500gram
- Sữa đặc hoặc 1 ống vani
Ngoài ra để làm các loại mứt dừa có màu thì có thể thêm bột trà xanh (mứt dừa vị trà xanh), thêm củ dền hoặc thanh long đỏ hay sữa dâu (mứt dừa màu hồng), mứt dừa socola có thể dùng socola hoặc làm mứt dừa vị cà phê (cà phê sữa)… Bạn có thể tham khảo các cách làm mứt dừa khác ngay tại giadinh.tv nhé
Cách chọn dừa làm mứt dừa ngon:
Để tạo nên được món mứt dừa ngon thì quá trình chọn dừa cũng phải thật cẩn thận. Dừa để làm mứt nên chọn dừa non hoặc dừa bánh tẻ (không non không già). Dừa non nhưng cũng không được non quá bởi nếu non quá rất dễ bị nát. Dừa non làm mứt thì nên thái hơi dày một chút, hay bạn có thể dùng khuôn để tạo thành hình trái tim, bông hoa hoặc ngôi sao.
Dừa bánh tẻ khi ta bấm tay vào thấy hơi cứng, đẽo vỏ cứng ở ngoài đi thì thấy bên trong có lớp vỏ màu nâu nhạt. Để làm mứt dừa sợi thì ta nên dùng dừa bánh tẻ bởi dừa bánh tẻ dai vừa phải, dễ nạo, dễ sao và dễ uốn khi trình bày. Ngoài mứt dừa sợi bạn có thể làm mứt dừa viên, cũng rất đơn giản và dễ làm.
Tiến hành cách làm mứt dừa
Cách làm mứt dừa rất đơn giản, chỉ bằng một số bước và đầy đủ nguyên liệu, bạn đã có món mứt dừa cho ngày Tết thêm sum vầy. Có rất nhiều công đoạn làm mứt dừa, chúng tôi xin trình bày với các bạn các bước làm mứt dừa đơn giản, dễ dàng và cực ngon, không bị ngọt khé hay cháy khét. Bạn hãy bỏ túi ngay Cách làm mứt dừa đơn giản này cùng chúng tôi nhé!
Bước 1: Nạo dừa và tạo hình cho mứt dừa
Chọn dừa bánh tẻ hoặc dừa non cho món mứt dừa thơm ngon, bạn mua dừa về bỏ vỏ cứng và cạo bỏ lớp vỏ nâu ở ngoài. Nếu chọn dừa bánh tẻ, bạn có thể loại bỏ vỏ cứng bằng cách cho dừa lên bếp hơ qua cho dễ bỏ vỏ cứng, nếu bạn có lò nướng thì cho cả quả vào lò nướng khoảng 20 phút ở nhiệt độ khoảng 110 độ C.
Sau khi loại bỏ vỏ cứng, bạn cạo sạch lớp vỏ nâu phía ngoài cùi dừa để nạo sợi cho trắng. Để tiết kiệm thời gian bạn có thể mua sẵn cùi dừa nạo sẵn nhưng khi mua nên chú ý vì có thể người bán họ sẽ trộn lẫn dừa già mà khi mua mình khó phân biệt được.
Tuy nhiên để nạo dừa sợi dài, bạn có thể bổ đôi quả dừa, sau đó đặt nửa quả dừa ngửa lên trên miệng cốc hoặc một cái bát sau đó nạo quanh đường kính của quả dừa. Phần còn lại của quả dừa mà nhỏ quả không nạo được thì bạn có thể xắt thành hạt lựu để làm mứt dừa viên cũng vô cùng hấp dẫn.
Đối với dừa non (dừa không quá non) bạn có thể thái dày hơn chút để dừa không bị gãy hoặc có thể dùng khuôn hình trái tim, hình ngôi sao hoặc hình bông hoa để có nhiều hình ngộ nghĩnh hấp dẫn, không chỉ mứt ngon mà còn đẹp mắt nữa.
Bước 2: Sơ chế dừa và ướp dừa với đường, sữa
Sau khi đã nạo dừa xong, bạn sơ chế dừa bằng cách cho sợi dừa vào rửa sạch nước khoảng 2-3 lần cho bớt dầu, nếu có thể bạn hãy ngâm tầm 10 tiếng để dừa ra hết dầu. Ngoài ra bạn có thể rửa bằng nước ấm khoảng 50-60 độ C để dừa nhanh hết dầu hơn và tiết kiệm thời gian hơn. Rửa sạch dừa và để ráo nước, từ đó mang đi ướp đường.
Ướp dừa với đường và sữa: Sau khi rửa sạch và để ráo nước, dừa mang đi ướp với đường và thêm sữa đặc để mứt thơm hơn. Cho sợi dừa ra một tô lớn, cho từ từ đường và sữa vào tô, trộn đều dừa nhưng nhớ trộn nhẹ tay để tránh sợi dừa bị đứt gãy. Bạn có thể ngâm dừa với đường qua đêm khoảng qua đêm, khi thấy sợi dừa trong thì lúc đó đường đã ngấm và đã sên được. Trong cách làm mứt dừa thì công đoạn ướp cũng rất quan trọng, để có được món mứt dừa ngon và hợp vị gia đình bạn nên để ý tỉ lệ đường sữa cho hợp lý với khẩu vị gia đình nhé!
Bước 3: Sên dừa
Sau khi ướp đường xong, bạn mang dừa đi sên (xao). Để mứt dừa ngon và không bị cháy, bạn nên chọn loại chảo có đáy dày, lòng rộng, vừa sên được nhiều, vừa dễ đảo mà lại không bị cháy. Cho hỗn hợp dừa và nước đường vào chảo, đun lửa vừa cho đến lúc sôi thì vặn thật nhỏ lửa để đường không bị cháy.
Khi dừa gần được thì cho thêm vani để mứt thơm hơn, dàn đều dừa và đảo liên tục để dừa không bị bắt vào nhau. Khi thấy đường kết tinh nhỏ li ti bám vào sợi dừa thì khi đó đảo thật đều và tắt bếp, đổ ra mâm nhôm lớn hoặc khay inox to để dừa nguội hẳn.
Bước 4: Trình bày và bảo quản
Khi dừa đã nguội hẳn, bạn có thể lấy những sợi dừa dài cuốn thành bông hoa trông cực kì hấp dẫn và bắt mắt. Để dừa nhanh nguội và khô hơn, bạn có thể đem phơi nắng, hong ra trước quạt hay cho vào lò sấy để đảm bảo không còn sợi nào dính hay chảy nước. Khi dừa được thì hãy đóng vào túi zip hay lọ thủy tinh. Với chỉ 3 bước Tôi đã hướng đẫn bạn cách làm mứt dừa tại nhà mà hết sức đơn giản. Tuy nhiên còn một vài điều cần hết sức lưu ý khi làm mứt dừa tại nhà mà chắc hẳn bạn sẽ không muốn bỏ qua. Mời bạn xem thêm những lưu ý, mẹo bảo quản mứt dừa ở phần dưới nhé!
Những lưu ý khi làm mứt dừa
Trong cách làm mứt dừa ngon đối với mứt dừa non hoặc mứt dừa viên cũng làm tương tự với cách trên, tuy nhiên dừa non hoặc dừa viên khi thái dày hơn thì quá trình rửa và ngâm với đường sẽ lâu hơn một chút để đường ngấm hẳn vào dừa. Một số lưu ý khi làm mứt dừa để tránh mứt bị hỏng hay chảy nước:
Cách làm mứt dừa không bị chảy nước:
- Trước tiên khi làm mứt bạn cần sơ chế để làm sao khi làm mứt dừa mà để được lâu. Khi nạo sợi bạn nên nạo thật mỏng để lúc rửa dầu dừa ra hết cũng như khi ướp đường thì đường sẽ ngấm nhanh hơn.
- Chọn dừa hơi non một chút hoặc dừa bánh tẻ, không nên chọn dừa già bởi dừa già vừa cứng và không ngon như dừa non. Dừa non sẽ nhanh khô hơn do lớp dầu đã bị loại bỏ lúc rửa.
- Nếu dừa chảy nước thì hãy sên lại hoặc phơi nắng hay sấy lại để dừa khô hẳn.
- Khi sên xong hãy để dừa ra quạt, tuy nhiên chú ý vì khi dừa mới sên xong rất dễ bắt bụi vì thế nên để lên cao, sạch sẽ và thoáng mát.
- Dùng chảo to, đáy dày để sên mứt và mỗi lần sên xong thì rửa sạch chảo mà sên mẻ mới.
Cách bảo quản mứt dừa được lâu
- Để mứt dừa giữ được lâu, ngon và đúng vị thì cần chú trọng khâu bảo quản:
- Khi sên xong cho ra mâm hoặc khay inox để dừa khô hẳn.
- Mang phơi từ 1-2 tiếng để dừa khô hẳn.
- Bảo quản trong túi nilon, túi zip hoặc lọ thủy tinh kín để tránh bị gió vào và gây hỏng mứt.
- Khi đựng trong lọ, bạn cho thêm một ít đường xuống đáy lọ để lớp đường này hút ẩm, tránh làm mứt bị ướt.
- Ngoài túi nilon hay lọ thủy tinh thì có thể đựng trong khay nhưng khay phải kín gió để không bị ướt.
- Khi lấy mứt từ trong túi ra, bạn nên lấy lượng vừa phải và buộc kín túi ngay sau khi lấy. Không dùng tay để lấy mà nên có găng tay nilon hoặc nĩa xiên.
- Nên bảo quản mứt trong tủ lạnh để mứt không chảy nước và để được lâu hơn.
Những câu hỏi thường gặp về cách làm mứt dừa:
Có rất nhiều thắc mắc xoay quanh món mứt dừa và cách làm mứt dừa tại nhà như làm mứt dừa có dễ không, bảo quản ra sao để không bị chảy nước hay ăn mứt dừa có béo không… Tất cả những thắc mắc ấy chúng tôi xin giải đáp ngay sau đây:
Ăn mứt dừa có béo không?
Vấn đề cân nặng rất được các chị em phụ nữ quan tâm nhất là dịp Tết đến mà cân cứ tăng vù vù thì không ổn chút nào, một số chị em thắc mắc rằng ăn mứt dừa có béo không. Chúng tôi xin đưa ra một số thông tin như sau:
- Ăn mứt ngày Tết nói chung và mứt dừa nói riêng cần lưu ý một số điểm sau, nếu như bạn ăn thường xuyên thì cũng dễ tăng cân, lượng đường trong máu tăng cao do lượng đường trong mứt dừa khá cao. Đặc biệt chú ý với người bị đái tháo đường, người bị tiểu đường thì nên hạn chế hoặc không nên ăn mứt dừa.
- Những người béo phì nếu ăn mứt dừa nhiều khiến họ bỏ bữa chính, không cung cấp đủ đạm, vitamin và khoáng chất nên cơ thể sẽ mệt mỏi, khó chịu.
- Ngoài ra, phụ nữ mang thai tăng cân nhanh và nhiều thì nên hạn chế hoặc không ăn mứt dừa. Những người dễ tăng cân hoặc mắc một số bệnh như trên thì nên ăn hoa quả tươi như cam, bưởi, dâu, táo…không nên ăn mứt bởi trong quá trình làm mứt vitamin đã bị mất và lượng đường thì khá cao do đó ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Nếu bạn muốn hạn chế calo và đường trong mứt dừa thì có thể cân nhắc tỉ lệ đường và sữa trong cách làm mứt dừa nhé
Mứt dừa chứa bao nhiêu calo?
Mứt dừa chứa bao nhiêu calo là một câu hỏi luôn thường trực đối với mọi người nhất là với các chị em phụ nữ bởi mứt dừa ngọt, lại có thêm dầu dừa trong sợi mứt. Theo nghiên cứu, cứ 100 gram mứt dừa chiếm tới 500 kcal, tương đương với 1 tiếng bạn chơi tennis, do đó khi ăn mứt dừa ngày Tết cũng nên chú ý một chút nếu không muốn thân hình tăng cân nhé!
Mứt dừa tiếng Anh là gì?
Các từ vựng tiếng Anh về các món ăn Việt cũng khá phong phú, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm một số từ vựng về mứt dừa và dừa trong tiếng Anh nhé! Dừa trong tiếng Anh là “coconut”, mứt là “Dried candied fruits”; còn mứt dừa trong tiếng Anh là “coconut jam”.
Với cách làm mứt dừa trắng trên đây và các thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn đã tự tin để làm thêm các món mứt dừa cho gia đình chưa nào? Hãy bỏ túi thêm các công thức làm mứt dừa màu sắc như: Màu cam (cà rốt), màu hồng (củ dền đỏ hoặc thanh long đỏ), màu xanh (vị trà xanh hoặc lá dứa)…cũng cực kì hấp dẫn và thơm ngon. Hãy tự tin làm các món mứt dừa đầy đủ sắc màu này để ngày Tết thêm rực rỡ nhé! Chúc bạn thành công!