Hoa hòe là loài cây phổ biến trồng nhiều khắp cả nước, được chế biến thành nhiều sản phẩm quý. Tuy nhiên không phải ai cũng biết tác dụng thần kỳ của loài hoa này. Cùng các chuyên gia sức khỏe của Giadinh.tv tìm hiểu tác dụng hoa hòe và cách dùng loại hoa quý này để chữa bệnh nhé!
Hoa hòe hay còn được gọi là hoa mễ, hòe hoa, hòe mễ. Có tên khoa học là Sophora japonica L thuộc họ cánh bướm Fabaceae, có nguồn gốc từ các nước Đông Á, được trồng nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam.
Cây hoa hòe là một cây cao to, có chiều cao trung bình từ 5-10m. Hoa có hình cánh bướm, màu vàng trắng, mọc thành từng bông, có mùi thơm, ra hoa trong mùa hè, khoảng từ tháng 7 đến tháng 9.
Tại Việt Nam, hoa hòe được trồng khắp các nơi trên cả nước, trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc, hoa thường được dùng để làm trà uống giải nhiệt, làm thuốc hoặc làm nguyên liệu nhuộm vàng. Dưới đây là tác dụng hoa hòe, cách chữa bệnh hiệu quả.
Hoa hòe có tác dụng gì?
Theo Đông y, hoa hòe có vị đắng, tình bình, tác dụng hoa hòe là chữa thanh chỉ huyết, thanh nhiệt, lương huyết, nục huyết. Dùng để chữa bệnh trĩ, xích bạch lị, phụ nữ băng huyết, chảy máu cam, thổ huyết, hạ huyết áp, hạ mỡ máu..
Theo y học hiện đại, trong hoa hòe chứa khoảng 6-30% rutin, đây là một loại vitamin P, có tác dụng gia tăng sức chịu đựng của mao mạch. Ngoài ra còn có chứa Bertulin, sophoradiol, sophorin A, sophorin B và sophorin C, quercetin, Isorhamnetin , dodecenoic acid, myristic, tetradecadieoic acid… Dưới đây là những tác dụng hoa hòe và hướng dẫn cách chữa bệnh bằng hoa hòe hiệu quả.
Uống nước hoa hòe có tốt không?
Tác dụng hoa hòe là thanh nhiệt. Vì vậy, vào những ngày hè nóng bức, uống trà hoa hòe giúp giải nhiệt hiệu quả, thường được sắc thành trà. Có rất nhiều các pha trà từ hoa hòe Giadinh.tv xin chia sẻ 2 cách thường được mọi người áp dụng.
Cách 1: Cho khoảng 20-30g hoa hòe khô vào nước đun sôi, đun trong khoảng 5-7 phút. Sau đó có thể dùng uống bình thường vì hoa hòe không cần ủ nóng.
Cách 2: Hoa hòe khô rửa sạch, cho vào ấm, sau đó rót nước sôi vào, đợi hoa hòe 3-5 phút, sau khi hoa ngấm nước chìm xuống, có thể dùng được. Còn nếu hoa không chìm xuống do nước của bạn chưa sôi thật.
Hoa hòe chữa mất ngủ
Mất ngủ là căn bệnh phổ biến trong cuộc sống hiện đại, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng mất ngủ như làm việc căng thẳng, uống nhiều cà phê, hút thuốc lá, ngủ ngày nhiều, ngủ không sâu giấc… Sử dụng hoa hòe để cải thiện giấc ngủ là phương pháp được nhiều người áp dụng thành công.
Theo nhiều công trình nghiên cứu khoa học, tác dụng hoa hòe là thanh nhiệt, lương huyết, vì vậy giúp người bị mất ngủ dễ dàng đi vào giấc ngủ, có một giấc ngủ sâu.
Cách thực hiện: Hoa hòe kết hợp với 40g hạt muỗng, sấy khô, tán bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 5g.
Ngoài ra, để chữa chứng mấy ngủ bạn lấy hoa hòe uống pha trà, uống thay nước lọc hàng ngày.
Hoa hòe chữa bệnh trĩ
Một trong những tác dụng hoa hòe là chữa bệnh trĩ hiệu quả, an toàn ngay tại nhà. Tuy nhiên, đây là phương pháp dân gian cho nên mắc phải nhược điểm là tác dụng hơi chậm. Muốn dùng hoa hòe chữa bệnh trĩ bạn cần phải thật sự kiên trì mới có thể khỏi bệnh.
Hoa hòe là một loại thảo dược có công dục thanh can tả hóa, chữ trí huyết, niệu huyết, chóng mặt đau đầu. Dưới đây là cách chữa bệnh trĩ từ hoa hòe.
Để bài thuốc hiệu quả hơn, bạn nên chọn loại hoa hòe chưa nở thành hoa, dược tính sẽ cao hơn, không trộn cành hòa với hoa hòe, sẽ làm giảm tác dụng.
Cách 1: Nấu nước uống
12g hoa hòe, 12g trắc bách diệp, 12g kinh giới tuệ, 12g chỉ xác, đem phơi khô, tán thành bột, bảo quản trong lọ thủy tinh đậy kín. Mỗi lần dùng 6-8g pha với nước ấm, ngày uống từ 2 đến 3 lần.
Cách 2: Chế biến thành món ăn
Nguyên liệu
- 250g hoa hòe tươi
- 150g thịt gà
- 25g cà chua,
- 25g tỏi
- 1 quả lòng trắng trứng gà
- Bột mì
- Rau mùi
- Giấm
- Dầu thực vật
- Gia vị
Cách làm
Bước 1: Hoa hòa rửa sạch, chần qua nước sôi, để táo; thịt gà loại bỏ gân, rửa sạch với nước muối, thái chỉ, ướp với gia vị, lòng trắng trứng, bột mì; Rau mùi nhặt bỏ gốc, rửa sạch, thái nhỏ; cà chua bổ múi cau.
Bước 2: Bắc nồi lên bếp, đổ dầu ăn vào, đun nóng, cho thịt gà đã ướp, hoa hòe vào đảo đều, khi gần chín thì đổ cà chua vào, đun thêm khoảng 3 phút, tắt bếp. Sau đó, cho món thịt gà hoa hòe ra bát, rồi rắc rau mùi lên. Món ăn này ngon nhất khi thưởng thức lúc nóng.
Cách 3: Xông hơi
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 20g hoa hòe
- 20g chỉ xác
- 20g phè chua
- 40g ngải cức
Cách thực hiện
Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, đặt lá chuối tươi lên, đun sôi. Sau đó, bắc nồi xuống, rồi đổ ra chậu nhỏ để xông hậu mới. Sau khi xông dùng nước ấm để vệ sinh hậu môn, sau đó lau khô bằng khăn sạch.
Sử dụng hoa hòe vừa uống, vừa nấu món ăn, vừa xông hơi, kết hợp từ trong ra ngoài, giúp quá trình điều trị bệnh trĩ hiệu quả hơn, nhanh hơn.
Hoa hòe trị chứng cao huyết áp
Không chỉ có tác dụng chữa bệnh trĩ, mất ngủ hoa hòe còn có tác dụng trị chứng cao huyết áp, đau đầu, choáng váng, chóng mặt, đầu óc căng thẳng, thần kinh suy nhược.
Cách thực hiện: hoa hòe, hạt muỗng, sao vàng hạ thổ, tán thành bột, sắc uống thành nước, mỗi lần 5g, dùng 10- 20g/ ngày.
Chữa rong kinh
Rong kinh là bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ, nên không thể chủ quan. Dùng hoa hoe là bài thuốc dân gian chữa rong kinh hiệu quả, được nhiều sử dụng thành công.
Các dùng: 30g hoa hòe, 15g thảo sương, tán thành bột, pha làm nước uống, mỗi lần 9g, uống liên tục trong 3-5 ngày.
Chữa băng huyết
Chữa băng huyết là một trong những tác dụng hoa hòe. Sau khi sinh máu tử cung chảy ra bất thường hoặc có kinh màu ra nhiều. Lấy 120g hoa hòe, 80g hoàng cầm, tán bột mịn, mỗi lần uống 20g với một chén rượu.
Ngoài ra, hoa hòe còn là vị thuốc quý chữa các bệnh như: Kiết lỵ, chảy máu cam, sốt xuất huyết, chảy máu chân răng…
Tác hại của hoa hòe
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tác dụng hoa hòe và các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ dân gian. Đây là cây thuốc nam quý, dùng để chữa bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, nếu sử dụng hoa hòe không khoa học, sẽ có nhiều tác hại, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.
Uống hoa hòe có tác dụng phụ không?
Trà hoa hòe rất lành tính, uống mát, ngon nên người bệnh thường có tâm lý lạm dụng quá nhiều không uống theo chỉ định của bác sĩ. Hoa hòe có tác dụng chữa kiết lị nhưng lại có tính hàn, người đang tiêu chảy nếu uống quá liều sẽ khiến bệnh tiêu chảy trầm trọng hơn. Hoa hòe chữa bệnh chóng mặt, chóng váng nhưng lại thích hợp cho người bị huyết áp cao, người huyết áp thấp không nên uống nước hoa hòe.
Những lưu ý khi sử dụng
Hoa hòe có tính hàn, vì vậy những người thường xuyên bị đau bụng, gặp vấn đề về đường tiêu hóa, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ cũng không nên sử dụng hoa hòe.
Hoa hòe là “vị thuốc thần” cho nên vì vấn đề lợi nhuận có nhiều nhà sản xuất làm giả nụ hoa hòe. Vì vậy, nếu không mua được hoa hòe tươi mang về phơi khô, sao vàng, thì bạn nên chọn những cửa hàng uy tín, có ngày sản xuất, xuất xứ rõ ràng.
Như vậy, chúng ta đã cung cấp đầy đủ thông tin về hoa hòe, tác dụng hoa hòe và cách sử dụng. Hi vọng các bạn sẽ tìm ra cách điều trị bệnh hợp lý nhất để nâng cao sức khỏe.