Hăm tã là một dạng viêm da phổ biến ở trẻ sơ sinh. Khả năng tái phát nhiều lần và những tổn thương để lại trên da bé là những vấn đề khiến không ít mẹ phải đau đầu. Sự thiếu kinh nghiệm trong nhận biết và chăm sóc có thể là nguyên nhân khiến hăm tã tiến triển phức tạp hơn. Cùng tìm hiểu ngay những cách đẩy lùi hăm tã khoa học được bật mí ngay trong bài viết dưới đây mẹ nhé.
1. Nhận biết dấu hiệu trẻ bị hăm tã
Không khó để mẹ nhận biết các biểu hiện hăm tã ở trẻ. Ngoài những biểu hiện ngoài da, trẻ sẽ có những thay đổi bất thường trong thói quen sinh hoạt. Phát hiện càng sớm sẽ càng giúp mẹ kịp thời đưa ra phương án điều trị, hạn chế viêm da lan rộng.
- Bé bị hăm tã thường tỏ ra khó chịu, hay ọ ọe hoặc ngủ không thẳng giấc.
- Phần da tiếp xúc với tã, bao gồm bộ phận sinh dục, các ngấn ở đùi và mông, nổi mẩn đỏ.
- Da đóng bỉm và các vùng xung quanh (đặc biệt là bẹn và đùi) bị dị ứng, có thể khô hoặc ướt., kèm theo mùi khai khó chịu.
- Trường hợp viêm lâu có thể xuất hiện những vết sưng hoặc mụn gây lở loét trên da
- Vùng da bị tổn thương sẽ rất đau và làm bé không cảm thấy dễ chịu nhất là khi nước tiểu tiếp xúc vào. Bé sẽ giật mình thường xuyên và đôi khi khóc thét lên.
2. Nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ sơ sinh
Trẻ bị hăm tã thường do đóng tã sai cách hoặc tiếp xúc với các chất gây kích ứng. Mẹ nên đặc biệt chú ý tới một số yếu tố nguy cơ dưới đây:
- Bé mặc bỉm trong thời gian dài, khiến da tiếp xúc quá lâu với chất tiêu bẩn. Mẹ cần biết đóng bỉm cho trẻ bao lâu thì thay để căn thời gian thay bỉm cho đúng.
- Da bé luôn trong tình trạng ẩm ướt làm tăng khả năng nhiễm khuẩn, nấm. Nguyên nhân này có thể đến từ những sai lầm khi đóng bỉm vào mùa hè cho bé, lựa chọn sản phẩm không có khả năng thấm hút mồ hôi hoặc mẹ quên chưa lâu khô da trước khi mặc bỉm mới.
- Lựa chọn sai sản phẩm vệ sinh cho bé, độ lành tính thấp do sử dụng chất tạo mùi, có độ tẩy rửa cao.
- Da bé bị kích ứng do bị cọ xát liên tục với tã bỉm. Điều này sẽ dễ dẫn tới nguy cơ hằn đỏ da, tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công.
3. Cách chăm sóc và phòng ngừa hăm tã hiệu quả cho trẻ
Hăm tã sẽ không còn đáng lo nếu như mẹ biết cách chăm sóc và phòng ngừa đúng cách theo những lưu ý dưới đây:
- Vệ sinh sạch sẽ cho bé và lau khô trước khi mặc bỉm mới.
- Thay bỉm thường xuyên,tốt nhất là thay mới mỗi 3 – 4 tiếng. Mẹ có thể tham khảo cách đóng bỉm không bị hăm để biết thêm các tips hay khi sử dụng bỉm cho bé nhé!
- Chọn bỉm vừa vặn với bé, tránh mặc bỉm quá chật gây hằn, cọ xát…
- Mẹ nên ưu tiên các loại bỉm mỏng nhẹ, thấm hút tốt và thoáng khí để tránh tình trạng bí bách khiến mồ hôi tích tụ.
- Thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm, ngừa hăm lành tính cho bé
- Cho bé đi khám nếu thấy có các dấu hiệu viêm da, hăm ngứa và dùng thuốc bôi theo hướng dẫn của bác sĩ.
Hăm tã ở trẻ sơ sinh chỉ “đáng sợ” nếu mẹ chưa đủ kiến thức và kinh nghiệm khi xử lý. Bởi trên thực tế những biểu hiện ngoài da sẽ nhanh chóng biến mất nếu mẹ chủ động tìm hiểu kiến thức và áp dụng một cách khoa học. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các mẹ hiểu rõ về tình trạng trẻ bị hăm tã và cách điều trị hăm cho bé.