Tại sao cha mẹ gọi to mà bé dường như không nghe thấy?

Đánh giá post

Tại sao mình gọi nhiều lần mà bé dường như không nghe thấy?

Hỏi: Con trai mình năm nay 5 tuổi, bé rất thông minh lanh lợi, chỉ có điều, nhiều khi mình gọi bé mấy lần liền nhưng bé dường như không nghe thấy. Mình đã đưa bé đi kiểm tra nhưng không có gì bất thường cả. Hơn nữa, bé đều nghe thấy tiếng nói thầm hay những âm thanh rất nhỏ khác nên mình cũng thấy thính giác của bé rất tốt. Vậy tại sao khi người lớn gọi mà bé lại không trả lời? Mỗi lần như vậy mình lại thấy rất lo lắng và tức giận. Có phải bé cố ý không nghe thấy mẹ gọi hay không?

tre lam ngo
Tại sao mình gọi nhiều lần mà bé dường như không nghe thấy?

Trả lời:

Đây là một trong những điều khiến các bà mẹ có con trai rất đau đầu. Trên thực tế, thính giác của nam giới có phần kém hơn nữ giới, khi đang chăm chú vào một việc gì đấy thì lời nói của bạn rất khó đến được tai của bé. Hơn nữa, có nghiên cứu còn chỉ ra rằng, nam giới chỉ có một bên tai là nhạy cảm còn nữ giới thì cả hai bên tai đều nhạy cảm. Có lẽ vì thế mà những bé gái thường ngoan ngoãn hơn các bé trai? Dù thế nào thì bé chỉ nghe mẹ gọi một câu là đã trả lời cũng khiến cho mẹ yên tâm hơn.

Có lẽ các mẹ sẽ không tin lắm và cho rằng: “Mình gọi to như thế mà bé cũng không nghe thấy sao? Không chừng đang cố ý không nghe cũng nên!”. Điều này có lẽ hơi oan uổng cho bé, các bé trai rất giỏi loại bỏ tạp âm, có thể nói, các bé có khả năng “không nghe thấy” những gì không muốn nghe. Vì vậy, mẹ có gọi to đến mấy chăng nữa thì đối với bé cũng vô dụng.

Cha mẹ nên làm gì?

Nếu đó đã là đặc tính sinh học của trẻ thì bạn cũng chỉ còn cách thông cảm với bé, bạn có thể nhẹ nhàng hỏi han tâm sự, như vậy thì tình cảm mẹ và bé sẽ không vì một chuyện nhỏ nhặt mà bị ảnh hưởng.

Thực ra, những bé gái cũng có lúc xảy ra trường hợp tương tự, sau đây là một số gợi ý cho cha mẹ tham khảo.

  1. Không đứng từ xa để nói chuyện với bé

Khi nói chuyện với bé thì cha mẹ nên đứng gần để bé nhìn thấy, thay vì nói vọng ra từ phòng bên cạnh hay đứng dưới nhà gọi to thì cha mẹ hãy đến gần bên cạnh trẻ, vừa nói vừa nhìn vào mắt bé. Đối với những bé còn ít tuổi, cha mẹ có thể cúi xuống, khi nói chuyện có thể chạm nhẹ vào bé.

  1. Hãy nói “Con có thể làm gi” chứ đừng nói “Con không được phép làm gì”

Nếu như cha mẹ trực tiếp nói với bé “Không được chạy!” thì có lẽ sẽ không có tác dụng, khi bé đang chạy mà bạn lại ngăn cản thì bé biết phải làm thế nào? Và bé cũng không bao giờ suy nghĩ phải làm gì nếu không chạy cả. Bạn nên trực tiếp nói ra điều mà bạn muốn bé làm, ví dụ “Đi từ từ thôi con!”. Cách nói như vậy hay hơn câu “Con không được phép làm gì” rất nhiều. Giả sử bạn nói “Không được vẽ bậy lên bàn!” thì có khi bé còn vẽ nhiều hơn nữa, còn nếu như bạn chờ đợi bé hỏi “Mẹ ơi, con có thể vẽ tranh ở đâu?” thì mong muốn này có vẻ xa vời quá, vì thế tốt nhất bạn nên nói với bé ngay từ đầu rằng “Con phải vẽ vào giấy!”.

nuoi con dung cach
Hãy nói “Con có thể làm gi” chứ đừng nói “Con không được phép làm gì”

Những mệnh lệnh của cha mẹ đối với bé cần phải rõ ràng và cụ thể, vì bé không thể hiểu được những khái niệm mơ hồ, và khi không hiểu thì bé sẽ chỉ còn cách làm theo ý mình, mà thông thường, đó lại là những hành động bị cha mẹ ngăn cấm. Ví dụ, khi bé đang ăn kem mà mẹ nhắc là “Không được vứt lung tung!” thì làm sao mà bé hiểu được, như thế nào gọi là “vứt lung tung”, vứt rác ở đâu thì bị gọi là “lung tung”, phải vứt ở đâu mới được, không chừng bé sẽ vứt luôn trên ghế so-fa mà mẹ vừa lau sạch sẽ cũng nên, vì bé nghĩ rằng vứt ở đó không thể bị coi là “lung tung” được. Khi mẹ phát hiện ra, nổi giận mắng bé, có lẽ bé không hiểu nguyên nhân do đâu mà mình bị mẹ mắng. Thực ra, mẹ chỉ cần nói với bé một câu đơn giản: “Đây là rác, con vứt vào thùng rác nhé!”, bé sẽ nghe lời ngay.

Rất nhiều phụ huynh thường hay giục con “Nhanh lên, nhanh lên!”, trong khi đó bé vẫn cứ “bình chân như vại”, thực ra không phải là bé không nghe lời cha mẹ đâu, cũng không phải là không nghe thấy lời mẹ nói, chỉ vì bé không hiểu phải “nhanh lên” như thế nào mới đúng, nhanh lên để làm gì, nếu như cha mẹ nói với bé cụ thể hơn rằng sắp có việc gì xảy ra hay có việc gì cần phải làm thì hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều.

Những câu mệnh lệnh như “Chú ý!”, “Cẩn thận!” hay “Ngoan nào” thật sự không hề có chút hiệu lực nào với bé cả.

  1. Cố gắng không làm phiền khi bé đang chơi đùa

Khi bé đang chơi, cha mẹ nên hạn chế làm phiền, vì khi chơi, tư duy của bé đang diễn ra liền mạch, nếu cha mẹ nói chuyện với bé, bé sẽ không để ý, hơn nữa, cha mẹ sẽ làm phiền đến công việc mà bé đang làm, những điều này đều không có tác động tốt. Cha mẹ sẽ cảm thấy bé không nghe lời mình và cảm thấy rất khó chịu, còn trò chơi bị gián đoạn sẽ ảnh hưởng đến tính tư duy liền mạch của bé, khiến cho bé mất hứng thú.

  1. Không nên giao cho bé những “nhiệm vụ bất khả thi”

Nếu như bé bày bừa trong phòng và cha mẹ yêu cầu bé dọn dẹp lại trong khi bé không thể tự mình làm được hoặc chưa từng dọn dẹp bao giờ thì việc cha mẹ giao những “nhiệm vụ bất khả thi” chỉ trở thành “tốn công vô ích”. Vì bé vừa nhìn đã không biết phải dọn dẹp như thế nào, khi đã không biết làm thì bé sẽ chọn không làm nữa. Thay vào đó, cha mẹ chỉ cần nói với bé: “Đe tất cả mảnh ghép Lego vào hộp màu hồng đi con!”, bé sẽ dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ. Khi bé đã xếp xong Lego thì mẹ có thể đưa ra mệnh lệnh tiếp theo: “Bỏ hết thú bông vào giỏ màu xanh đi con”, bé cũng có thể dễ dàng làm được ngay. Tuy nhiên, xét cho cùng, việc dọn phòng cũng là một nhiệm vụ rất khó đối với trẻ.

Viết một bình luận

where to buy viagra buy generic 100mg viagra online
buy amoxicillin online can you buy amoxicillin over the counter
buy ivermectin online buy ivermectin for humans
viagra before and after photos how long does viagra last
buy viagra online where can i buy viagra