Thực phẩm mọc mầm, nhất là các loại hạt hay củ luôn là một nỗi quan ngại của rất nhiều chị em phụ nữ với quan niệm sử dụng thực phẩm nảy mầm gây hại lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên, trên thực tế có những loại thực phẩm mọc mầm nhưng không độc, ngược lại còn được xem là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe con người. Vậy các loại thực phẩm đó là gì? Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Những thực phẩm mọc mầm nhưng tốt cho sức khỏe
Có rất nhiều loại thực phẩm mọc mầm nhưng không hề ảnh hưởng đến sức khỏe con người, không gây ung thư như quan niệm của nhiều người. Ngược lại, đó còn là những “thần dược” quý đối với sức khỏe của người sử dụng.
Tỏi đã mọc mầm
Từ xưa đến nay, có rất nhiều người quan niệm rằng tỏi hoặc bất kì loại thực phẩm nào khi đã mọc mầm thì rất có hại, ăn vào có nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư cao. Tuy nhiên, theo nghiên cứu khoa học thì mầm tỏi không hề gây hại mà còn rất tốt cho sức khỏe của người dùng.
Mầm tỏi có chứa một hàm lượng chất chống oxy hóa cao, đồng thời có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe của con người như vitamin C, A, chất xơ… Chính vì vậy, bạn đừng vội vứt tỏi đi nếu thấy tỏi mọc mầm. Nếu củ tỏi mọc mầm những vẫn trắng, không bị mốc hay vàng héo thì vẫn có thể sử dụng tốt nhé!
Đậu tương đã mọc mầm
Đậu tương được xem là một loại thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của con người. Đậu tương khi đã mọc mầm hoàn toàn có thể sử dụng được. Không những vậy nó còn tốt cho người sử dụng.
Đậu tương mọc mầm được sử dụng nhiều để làm sữa đậu nành hoặc nấu ăn, vừa ngon lại bổ dưỡng. Đây là một loại thực phẩm được nhiều người yêu thích hiện nay bởi tác dụng to lớn mà nó đem lại.
Mầm đậu Hà Lan
Mầm đậu Hà Lan không những không gây hại cho sức khỏe của con người mà loại mầm này còn có nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của người dùng. Theo nghiên cứu khoa học thì mầm của đậu Hà Lan có chứa một lượng dưỡng chất lớn, chính vì vậy mà khi sử dụng loại thực phẩm này, bạn đừng lo lắng về vấn đề đậu đã mọc mầm nhé.
Mầm gạo lứt
Gạo lứt là loại thực phẩm không còn xa lạ với chúng ta. Đối với loại gạo này, rất nhiều người sẽ cảm thấy khó ăn, khó tiêu hóa và chế biến cũng khó khăn hơn. Tuy nhiên, mầm gạo lứt lại được rất nhiều người yêu thích hiện nay bởi giá trị dinh dưỡng cao và ăn rất ngon miệng.
Đối với nhiều người và nhiều quốc gia hiện nay, nhất là Nhật Bản, mầm gạo lứt được rất nhiều người yêu thích và ưa chuộng. Thực phẩm này được xem là một loại thực phẩm có giá trị lớn đối với sức khỏe của con người.
Các loại thực phẩm không nên sử dụng khi đã mọc mầm
Bên cạnh những loại thực phẩm mọc mầm tốt cho sức khỏe trên thì cũng không ít những loại thực phẩm mọc mầm không nên ăn vì có nguy cơ gây hại cho cơ thể. Bạn có thể điểm qua những loại thực phẩm không nên ăn khi đã mọc mầm dưới đây:
Khoai tây mọc mầm
Khoai tây là thực phẩm rất phổ biến. Nhưng không phải ai cũng biết mầm khoai tây có chứa chất độc solaine. Chất độc này tập trung ở phần chân mầm, khiến khoai tây bị đắng.
Khoai lang đã mọc mầm
Các loại khoai như khoai tây, khoai lang, khoai sọ… khi đã mọc mầm thì không nên ăn vì khả năng gây hại cho cơ thể con người là rất lớn. Các loại thực phẩm này khi đã mọc mầm không những làm mất đi giá trị dinh dưỡng của nó mà còn có nguy cơ gây độc tố rất cao.
Ví dụ như khoai lang khi mọc mầm có thể gây độc tố cho người dùng với các triệu chứng như nôn mửa, đau bụng… Chính vì vậy, khi khoai lang đã mọc mầm rồi, hãy khoét bỏ phần mầm và ngâm khoai trong nước muối rồi mới sử dụng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe đến bản thân và cả gia đình.
Lạc mọc mầm
Tương tự như khoai, lạc mọc mầm là một loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe của con người. Chính vì vậy nếu thấy lạc đã nảy mầm, hãy bỏ đi, không nên sử dụng để tránh tác dụng không mong muốn đối với sức khỏe bạn.
Gừng mọc mầm
Nếu thấy củ gừng đã mọc mầm thì bạn không nên ăn vì nó có thể sinh ra chất lưu huỳnh, gây độc cho gan. Chọn thật kĩ những củ gừng không bị nảy mầm trước khi sử dụng bạn nhé!
Không phải bất kì loại thực phẩm nào nảy mầm cũng đều có hại cho sức khỏe như đã nói ở trên. Có nhiều loại thực phẩm mọc mầm nhưng tốt cho sức khỏe người sử dụng. Hi vọng với những thông tin trên, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích cho sức khỏe của gia đình. Cảm ơn sự quan tâm của bạn!