Con cái là tài sản trân quý của bố mẹ. Trẻ con nên được nhận từ cha mẹ tình thương và sự săn sóc nhưng cần phải hợp lý và đúng đắn. Chỉ cần thứ tình thương thể hiện quá đà sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường với tương lai của trẻ.
Mỗi cha mẹ có những cách khác nhau để thể hiện tình cảm với con cái. Như chăm lo từng bữa cơm giấc ngủ, dạy con những phép tắc. Hay đơn thuần là chia sẻ với con những chuyện thường ngày. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ gọi con là “cục cưng”, “cục vàng” hay bảo bối. Mà không biết điều này đem lại ảnh hưởng xấu đến tính cách của con mình. Bài viết này sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu vì sao không nên gọi con là “cục cưng” và có cách dạy con hợp lí hơn.
“Cục cưng”- tên gọi thể hiện sự cưng chiều của bố mẹ
Nhiều phụ huynh nghĩ rằng yêu thương con phải cưng chiều và đáp ứng mọi yêu cầu của con. Nên họ gọi coi con mình là “bảo bối” gọi là “cục cưng”. Điều này khiến trẻ nghĩ mình có quyền năng lớn nhất và phải được cưng chiều nhất nhà. Vậy nên, trẻ thường đưa ra những yêu cầu vô lí và bắt mọi người thực hiện. Và tất nhiên để thể hiện là yêu thương con, bố mẹ đã đồng ý.
Điều này khiến trẻ nghĩ mình cũng là “cục cưng” ở trường, siêu thị hay bất cứ nơi nào trẻ đến. Vì vậy, thái độ và cách cư xử không tốt của trẻ sẽ được thể hiện qua việc làm. Như luôn bắt mọi người nghe lời mình, bắt nạt bạn bè, không nghe lời thầy cô. Thậm chí còn có thể khóc lóc, la hét và ăn vạ để đạt được mục đích của mình. Điều này thực sự tồi tệ đối với bản thân trẻ cũng như những ngày xung quanh.
Có một số ví dụ thường gặp ở các “cục cưng” được cha mẹ cưng chiều. Là thỏa thích ăn đồ ăn mình thích và chơi bất cứ trò gì. Dù là có ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng trước sự đòi hỏi của “cục cưng” cha mẹ sẽ đồng ý. Chính điều này đang làm hại đến con bạn, chứ không phải thể hiện sự yêu thương.
Vậy nên, để tránh những hệ quả xấu xảy ra với con cái. Các bậc cha mẹ nên thể hiện yêu thương con cái qua sự giáo dục đúng đắn chứ không phải cưng chiều quá đà “cục cưng”.
Các “cục cưng” phải đối mặt với những gì khi rời vòng tay bố mẹ?
Khi ở nhà trẻ là “cục cưng” là mặt trời nhỏ mà bố mẹ và người thân xoay quanh. Nhưng đi ra khỏi sự bao bọc đó là bao khó khăn mà trẻ phải đối mặt.
Ở những nơi, trẻ phải tự bản thân mình làm mà không được giúp đỡ của bố mẹ. Trẻ tỏ ra bối rối và khó chịu, vì mình không còn là trung tâm nữa. Chính cha mẹ đã tạo nên sự ỷ lại của trẻ, vì không để trẻ tự làm việc mình có thể.
Các “cục cưng” do được cưng chiều mà dần mất đi khả năng tự suy xét bản thân. Nếu hoàn cảnh khá giả, cộng thêm ngoại hình ưa nhìn. Sẽ dẫn đến những ảo tưởng về sự thành công vô hạn nhờ bố mẹ giúp. Đặc biệt, là trở nên ích kỉ, không biết đồng cảm với người khác. Cũng như, tự cao và trở thành kẻ ngạo mạn. Chính thái độ sống kiêng kiệu đó, sẽ khiến chúng không tìm được những người bạn tốt và cô độc hơn.
Ngày càng nhiều đứa trẻ trở thành “cục cưng” trong xã hội này. Dưới sự chăm sóc chu đáo từ đầu đến chân của bố mẹ. Chúng ra ngoài rồi xa vào lối sống xa hoa, hưởng thụ hay thậm chí mắc các tệ nạn xã hội. Để rồi bản thân phải nhận cay đắng, cha mẹ thì lại đùn đẩy trách nhiệm và một mực bảo vệ con mình. Chính điều này, khiến trẻ sai lại càng sai và không bao giờ biết sửa đổi.
Thay vì cưng chiều bố mẹ nên có cách yêu thương để con trưởng thành hơn
Ngay từ khi trẻ còn bé, hãy cân nhắc khi gọi con là “cục cưng”. Chắc chắn chúng sẽ hiểu được bạn thương yêu chúng, mà không cần biến chúng thành “cái rốn của vũ trụ”. Để chúng không bị sự nâng niu và bao bọc của bạn, mà dễ dàng vượt qua rào cản khó khăn của cuộc sống.
Nếu yêu thương con thì hãy giúp trẻ học các tự chăm sóc bản thân và biết chia sẻ.Thật vậy, năng lực này sẽ giúp chúng đứng vững trước sóng gió, biết cách yêu thương và chia sẻ. Đặc biệt, chúng có thể chăm sóc được những người chúng yêu quý.
Bố mẹ nên dạy con sống vị tha và biết ơn. Tương lai sẽ là một công dân tốt và có ích cho xã hội. Khác xa, một “cục cưng” kiêu ngạo và chỉ biết đến mình. Chúng sẽ biết cho đi và luôn biết cảm ơn người khác. Điều này giúp chúng có những tình bạn đẹp và những trải nghiệm ý nghĩa.
Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, là nên giúp trẻ hiểu biết về năng lực của bản thân. Các bậc cha mẹ nên khen chê đúng lúc, không nên quá tâng bốc hay phê bình trẻ thái quá. Nên để trẻ nhận ra được mình làm đúng hay sai, giúp trẻ sửa và làm tốt hơn. Điều này giúp trẻ nhận thức được năng lực mà không bị mất đi niềm tin.
Trên đây, là những lí do và vấn đề để các bậc phụ huynh cân nhắc khi gọi con cái là “cục cưng”. Chúc các bậc phụ huynh tìm được cách để nuôi dạy con thành công.