Sa tế là một loại gia vị truyền thống của người miền Trung, dùng để ăn với các món bún hay lẩu. Nếu ăn bún bò mà thiếu sa tế ớt thì sẽ làm giảm đi vị hấp dẫn của món ăn. Sa tế ngon là thế nhưng không phải ai cũng biết cách làm sa tế ngon mà chuẩn vị như ngoài hàng.
Với cách làm sa tế mà Giadinh.TV giới thiệu đến bạn ngày hôm nay, chắc chắn chiều lòng được người khó tính nhất. Bởi mùi thơm và cay nồng, hoàn toàn khác hẳn với sa tế mua sẵn đấy.
Nguyên liệu làm sa tế
Sa tế là một nguyên liệu với đa chức năng. Không chỉ sử dụng với các món phở, nó còn được dùng để ướp gia vị cho các món nướng, chiên. Hoặc ngoài ra còn sử dụng trong các món lẩu để tạo độ cay cho nước lẩu.
Để thực hiện cách làm sa tế tại nhà bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- Ớt tươi: 15 trái
- Sả: 2-3 củ
- Ớt bột: 1 chén
- Tỏi: 2 củ
- Muối, đường, nước tương và dầu ăn.
Hướng dẫn làm ớt sa tế
Sa tế từ lâu đã là một nguyên liệu quen thuộc trong nấu ăn. Không chỉ được sử dụng ăn kèm trong các món bún nó còn dùng để tẩm ướp trong các món nướng, món lẩu,… Điều đặc biệt nữa là cách làm sa tế lại vô cùng đơn giản và dễ làm với một vài bước làm như sau:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Ớt tươi bạn đem bỏ cuống rồi rửa thật kỹ với nước sạch và để ráo. Sau đó, bạn dùng dao thái ớt thành những miếng mỏng, để riêng. Bạn nên thái ớt thành những miếng chéo nhỏ. Sau đó bạn giã nhuyễn ớt cùng với chút đường hoặc bạn có thể băm nhuyễn.
Tỏi bạn đem bóc vỏ, rửa sạch và để ráo. Tiếp theo, bạn đem tỏi đập dập rồi băm nhỏ, để riêng.
Sả bạn bỏ phần vỏ bên ngoài rửa sạch rồi băm nhuyễn. Chú ý chỉ lấy phần củ bên dưới.
Bước 2: Làm sa tế
Trước tiên bạn hãy bắc chảo lên bếp. Sau đó cho khoảng 1/2 muỗng dầu ăn vào đun sôi. Lần lượt bạn cho tỏi và sả ở trên vào đảo đều tay cho tới khi thấy chuyển màu hơi ngà ngà thì tiếp tục cho ớt băm, ớt bột cùng với đường vào. Chú ý đảo đều tay để hỗn hợp đều và không bị cháy khét.
Lưu ý khi nấu bạn nên đun với ngọn lửa nhỏ liu riu là được.
Lúc này, quan trọng nhất là đảo đều và thật nhanh tay trong khoảng 2 – 3 phút. Sau đó, bạn cho thêm 2 muỗng nước tương vào, tiếp tục đảo đều cho tất cả hỗn hợp trộn đều vào nhau là có thể tắt bếp.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng dầu điều để tạo màu sắc cho sa tế. Với các bước làm sa tế như trên thêm và đó bạn trộn 2 thìa lớn dầu điều cùng với 1/2 thìa dầu ăn đun sôi cho tới khi chuyển màu đỏ trong đẹp mắt thì tắt bếp. Phần hỗn hợp này bạn cho vào cuối cùng là được.
Những điều cần biết về sa tế
Sa tế đã là một món ăn quá quen thuộc với mọi người. Là tín đồ của các món cay thì không thể bỏ qua nguyên liệu này trong các món ăn như bún, lẩu,… Cách làm sa tế thì vô cùng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách bảo quản hay những lưu ý khi sử dụng nó.
Sa tế có mấy loại
Hiện nay trên thị trường sa tế được bán rất phổ biến. Không khó để bắt gặp nó trong các quán tạp hóa từ nhỏ tới lớn. Đối với sa tế được đóng lọ thì có thể là hương vị sẽ hơi khác so với sa tế tự làm. Nhưng mùi vị thì vẫn giữ nguyên được nét đặc trưng của nó.
Với loại sa tế tự làm thì tùy từng nơi người ta điều chỉnh và biến tấu cho phù hợp. Với những nơi ăn cay như miền Trung thì độ cay của nó sẽ nhiều hơn. Tuy nhiên dù biến tấu như thế nào thì mùi vị của sa tế vẫn còn và giữ nguyên được nét đặc trưng của nó.
Một số lưu ý khi làm sa tế
Nguyên liệu chính của món sa tế chính là ớt. Vì thế, muốn có cách làm sa tế ngon thì việc chọn nguyên liệu là điều rất quan trọng.
Bạn nên chọn những quả ớt tươi, da bên ngoài căng bóng. Tránh dùng những quả xanh, bị tím hay chín mềm và bị sâu,… Bên cạnh đó, sả cũng phải thật tươi.
Khi sơ chế ớt bạn nên cẩn thận bởi ớt rất cay. Khi tay đã chạm vào ớt thì không nên cho tay lên mắt hoặc chỗ da đang bị thương, dễ nhạy cảm,…tránh sự đau rát. Điều tốt nhất là khi sơ chế ớt bạn nên đeo găng tay để tránh những rủi ro xảy ra.
Với những người không ăn được cay quá thì bạn nên loại bỏ hạt ớt hoặc là những màng ớt. Như thế độ cay của món sa tế sẽ được giảm nhẹ.
Bảo quản sa tế như thế nào
Đối với bất kì một món ăn nào thì việc bảo quản nó như thế nào là đúng luôn là điều quan tâm hàng đầu của các bà nội trợ.
Sa tế là một loại gia vị dễ làm tuy nhiên với phần còn lại chưa sử dụng thì việc bảo quản nó như thế nào là tốt thì không phải ai cũng biết.
Sau khi thực hiện xong cách làm sa tế, bạn chờ cho ớt sa tế nguội hoàn toàn rồi mới cho ớt sa tế vào hũ thủy tinh có nắp. Lưu ý là hũ thủy tinh cũng phải được vệ sinh sạch sẽ và phơi khô trước khi được dùng để đựng sa tế. Sau khi cho hết sa tế ớt vào hũ đậy kín nắp và để ở nơi khô ráo, thoáng mát hoặc bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh thì có thể dùng được khoảng 2 – 3 tháng.
Một lưu ý nữa, khi lấy sa tế ớt ra dùng, bạn nên dùng muỗng sạch và khô ráo để lấy nhé. Nếu sử dụng muỗng có dính thức ăn thì sa tế sẽ rất nhanh hỏng bởi các vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào.
Hi vọng rằng bài viết trên đã chia sẻ cho bạn được cách làm sa tế ngon tại nhà. Không cần phải ra quán hay mua ngoài siêu thị bạn đã có cho mình ngay lọ sa tế vừa ngon vừa hấp dẫn lại đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hãy chú ý việc bảo quản sa tế để dùng được lâu mà không làm mất đi mùi vị vốn có của nó. Thưởng thức một bát phở nóng hổi thêm một chút sa tế cay cay thì còn gì tuyệt vời hơn.