Trong cuộc sống hàng ngày những vết thương nhỏ làm bạn chảy máu như bị đứt tay là điều khó tránh khỏi. Vì thế, để cầm máu nhanh chóng thì các cách cầm máu khi bị đứt tay bạn cần phải nắm vững. Vậy các cách đó là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua chia sẻ dưới đây nhé!
Tôi tin chắc rằng sau khi đọc bài viết này của Giadinh.tv bạn sẽ có những kiến thức cơ bản để có thể sử lý nếu gặp phải trường hợp đứt tay. Nó sẽ giúp bạn tránh được những căn bệnh mà chúng ta không thể ngờ tới và thường chủ quan.
Đứt tay là gì ?
- Đứt là bị tách rời do bị kéo mạnh, cắt hay chặt
- Tay là một bộ phận của cơ thể con người dùng để cầm nắm
- Đứt tay là hiện tượng bị một vật sắc nhọn cứa, chặt, xiết vào tay đến độ rách da thịt và chảy máu
Làm thế nào để cầm máu khi bị đứt tay?
Làm thế nào để cầm máu khi bị đứt tay?
1. Rửa vết thương bằng xà phòng
- Rửa tay bằng xà phòng tưởng chừng như thật vô lý nhưng cách này lại rất là hiệu quả nhé.
- Bởi xà phòng có tính diệt khuẩn cao có tác dụng loại bỏ được vi trùng ở bên trong hoặc là đang bám xung quanh vết thương.
- Nó giúp cho vết đứt tay của chúng ta không bị viêm nhiễm, vi khuẩn không thể xâm nhập được vào sâu bên trong của vết thương.
2. Sử dụng oxy già
- Cách này chắc hầu như các bạn ai cũng đều biết. Chỉ cần một vài giọt oxy già nhỏ trực tiếp lên vết thương là đã có thể loại bỏ được vi khuẩn đang bám trên vết thương rồi.
- Khi sử dụng oxy già thì có thể dung dịch này sẽ khiến tay bạn có cảm giác xót. Nhưng nó lại có tác dụng sát khuẩn rất là tốt nhé.
- Lưu ý rằng chúng ta khi bôi oxy già lên tay có hiện tượng sủi bọt thì đừng hoang mang nhé! Vì đây là phản ứng hóa học hết sức bình thường của oxy già khi tiếp xúc với mô nước tạo ra oxygen gây sủi bọt.
3. Lau khô khu vực xung quanh vết thương
- Nếu bị đứt tay, các bạn hãy nhanh chóng dùng một chiếc khăn mềm hoặc là giấy khô lau khô khu vực xung quanh vết thương nhé.
- Chú ý, đừng lau trực tiếp lên vết thương bởi khi có vật va chạm vào sẽ làm cho bạn cảm giác đau đớn và khó chịu hơn rất nhiều. Khi lau chúng ta nhớ nhẹ nhàng để tránh vết đứt bị tay bị nặng hơn.
- Sau khi lau khô thì các bạn dùng băng y tế băng bó lại vết thương. Khi băng vết thương tốt nhất chúng ta không nên băng thẳng vì sẽ dẫn đến hiện tượng băng quá chặt gây cản trở lưu thông máu. Cách tốt nhất là chúng ta nên xác định vết thương và băng bắt chéo.
4. Cầm máu bằng thuốc mỡ
- Chỉ cần một chút thuốc mỡ bôi vào vết đứt tay sẽ có tác dụng cầm máu nhanh hơn.
- Và hơn thế nữa, thuốc mỡ còn có tác dụng sát trùng và làm dịu vết thương một cách nhanh chóng, hiệu quả.
5. Sử dụng băng y tế
- Các hiệu thuốc hiện nay có bán sẵn sản phẩm băng y tế cá nhân. Cách này rất là tiện dụng.
- Các bạn hãy chuẩn bị sẵn trong nhà để có thể dùng bất cứ khi nào cần nhé.
- Với cách này, bạn đặt băng cẩn thận lên trên vết thương sao cho phần đệm nằm bao trọn vết thương để cho vi khuẩn, vi trùng không có khả năng xâm nhập vào bên trong.
- Rồi sau đó dán băng kín lại tại vết thương.
Đứt tay cầm máu bằng gì?
- Cầm máu bằng bột nghệ. Bột nghệ chống viêm kháng khuẩn, chống viêm và ngừa sẹo rất tốt.
- Kem đánh răng giúp cầm máu và làm dịu vết thương. Khi bị đứt tay chúng ta dùng một chút kem đánh răng cho vào vết thương sẽ cảm thấy vết đau giảm đi nhanh chóng.
- Ngoài ra bạn có thể cầm máu bằng các loại cây dân gian khác như lá cây thuốc lào, lá rau má, cỏ mực, lá chuối,…
Sau khi đứt tay nên ăn những thực phẩm gì?
Theo Đông y, khi bị đứt tay nên làm gì? Thực phẩm mà Đông y khuyên dùng để nhanh khỏi vết thương có thể dùng như rau má, ra cá diếp, rau họ cải. Những loại rau này giúp bạn tránh được những vết sẹo xấu.
Ăn nhiều các loại thực phẩm giàu chất đạm để vết thương nhanh chóng hồi phục như tôm, cá và đặc biệt là thịt lợn. Thịt lợn là loại thịt được nhiều gia đình lựa chọn xong nó còn rất hữu ích trong việc làm lành vết thương.
Nhưng lưu ý rằng tùy vào từng mức độ( lơn, nhỏ, nông, sâu) của vết đứt tay mà thời gian lành sẽ nhanh hay chậm.
Trên đây chính là 5 cách cầm máu khi bị đứt tay vừa đơn giản lại nhanh chóng. Và thông tin về các loại thực vật, động vật chúng ta nên dùng khi bị đứt tay. Hãy ghi nhớ các cách này để kịp thời áp dụng trong các trường hợp cần thiết nhé!