Nem rán là món ăn ưu tiên hàng đầu xuất hiện trong tết cổ truyền, không chỉ vậy, món nem thập cẩm còn được làm ở bất kỳ dịp nào. Muốn món nem ngon, hấp dẫn, ăn hoài không ngán thì không thể thiếu một bát chấm với đầy đủ vị chua, cay, mặn, ngọt. Tuy nhiên, để pha nước chấm ngon không phải ai cũng biết làm. Dưới đây là 3 cách pha nước chấm nem ngon nhất của chúng tôi, sẽ giúp món ăn của bạn thêm trọn vẹn.
1. Cách pha nước nước chấm nem tỏi ớt
Nước chấm tỏi ớt là loại nước chấm quen thuộc, chúng ta thường xuyên sử dụng hàng ngày, tuy nhiên không phải ai cũng biết pha ngon. Dưới đây là tỷ lệ pha nước chấm nem tỏi ớt chuẩn nhất: 6-5-4-1
1.1. Nguyên liệu
- 6 muỗng nước lọc đun sôi
- 5 muỗng nước mắm
- 4 muỗng đường
- 1 muỗng nước cốt chanh
- Tỏi, ớt băm nhuyễn
1.2. Cách pha nước chấm tỏi ớt
Cho nước lọc, nước mắm, đường, nước cốt chanh theo công thức vào bát, rồi hòa tan đều hỗn hợp. Sau đó,cho tỏi, ớt đã băm nhuyễn vào.
Chỉ mất vài phút bạn đã có ngay bát nước chấm nem truyền thống không cần nếm thử chắc chắn sẽ vừa, ai dùng cũng thích mê.
2. Cách làm nước chấm nem su hào, cà rốt
Đây cũng là nước mắm tỏi ớt, tuy nhiên có thêm su hào, cà rốt, tỉ lệ pha chế có hơi khác. Công thức pha nước chấm nem rán này không quá mặn, ăn sẽ không mất hương vị của nem, không những thế còn giúp món nem thơm đậm đà hấp dẫn hơn.
2.1. Nguyên liệu
- 1 chén nước mắm
- 1 thìa đường
- 1/2 thìa giấm
- 4 muỗng nước lọc
- Cà rốt, su hào thái mỏng
- Tỏi, ớt băm nhỏ
- Hạt tiêu
2.2. Hướng dẫn pha nước chấm nem su hào, cà rốt
Cà rốt thái miếng, ngâm với nước ấm pha loãng, khoảng 15 phút. Sau đó vớt ra trộn với ½ chém giấm và 2 muỗng đường.
Bắc nồi lên bếp, cho nước nóng và đường trắng vào đun sôi. Sau đó, đổ nước mắm, giấm vào, hạ lửa nhỏ để sôi lăn tăn, sau 1 phút thì tắt bếp. Cho tỏi ớt băm nhuyễn vào nước chấm, thêm chút hạt tiêu cho thơm.
3. Cách pha nước chấm nem rán với dưa leo lạc rang
Công thức pha nước chấm nem này sẽ giúp món nem của bạn thêm phần ngon gấp bội, tuy nhiên hơi mất công một chút. Bạn hãy nhớ tỉ lệ pha dưới đây để bạn lúc nào cũng có thể làm được bát nước chấm tuyệt ngon, ai ăn xong cũng phải thòm thèm.
3.1. Nguyên liệu
- – 2 muỗng canh nước mắm
- – 1,5 muỗng canh đường
- – 1 muỗng canh dấm
- – Tỏi băm nhỏ
- – 1 quả ớt
- – 1 quả dưa leo nhỏ thái lát mỏng
- – Lạc (đậu phộng) rang giã nhỏ.
3.2. Hướng dẫn cách pha nước chấm dưa leo với lạc rang (đậu phộng)
Cho giấm đường, nước mắm hòa tan vào 1 chiếc bát. Rồi đổ dưa leo thái lát mỏng, ướp với ớt, tỏi. Cuối cùng, rắc lạc rang vào. Nêm nếm có vị chua ngọt là được.
Vậy là chỉ với những nguyên liệu đơn giản, dễ dàng tìm kiếm ngay trong tủ bếp gia đình. Bạn đã có cách pha nước chấm nem tuyệt ngon. Thật hạnh phúc khi những thành viên trong gia đình vui vẻ thưởng thức những chiếc nem giòn rụm, thơm phức, cùng bát nước chấm chua ngọt đầy hấp dẫn.
4. Những lưu ý khi pha nước chấm nem rán
- Tỏi băm thật nhỏ để khi cho nước chấm, tỏi sẽ nổi lên trên mặt nước mắm, nhìn sẽ bắt mắt hơn.
- Nên hòa tan đường với nước mắm, giấm trước, vị nước chấm sẽ có độ ngon hơn.
- Nem rán ăn kèm với nước chấm và rau sống, giúp chống ngán hiệu quả.
- Để có được bát nước chấm ngon bạn nên pha trước, vì món nem rán cần phải ăn nóng mới ngon.
5. Một số thông tin về loại nước mắm thơm ngon ở Việt Nam
5.1. Nước mắm trong lịch sử văn hóa Việt Nam
Xa xưa, nước mắm được coi là thức chấm thượng hạng, vật phẩm trân quý, mang đi cống nạp, đãi sứ giả nước ngoài, đơn vị quy đổi tiền thay vì đóng thuế.
Tư liệu lịch sử nước nhà có ghi chép rất rõ, đầu tiên phải kể đến cuốn “Đại Việt sử ký toàn thư” của Ngô Sĩ Liên (?), khoảng năm 997 nước mắm của người Việt là loại đặc sản có tiếng, khiến vua Tống yêu cầu đòi cống phẩm.
Đặc biệt, trong cuốn Phủ biên tạp lục có ghi nhận: Chúa Nguyễn yêu cầu nộp thuế biệt nạp, thay cho thuế đinh. Nghĩa là thay vì nộp thuế đinh, hàng năm các hộ dân làm nước nắm phải nộp cho triều đình một lượng nước mắm nhất định.
5.2. Nước mắm qua hồi ký người phương Tây
Nước nắm không chỉ được ghi nhận trong thư tịch cổ Việt Nam mà còn được phản ánh trong nhật ký, hồi ký của người phương Tây.
Vào đầu thế kỷ XVII, giáo sĩ người ý tên là Cristophoro Borri, có ghi chép trong cuốn hồi ký “Cristophoro Borri, Xứ Đàng Trong năm 1621” về nước mắm: Thứ nước cá này dùng một mình không nuốt được, dùng với cơm thì gợi lên hương vị, kích thích mùi vị.
Trong cuốn nhật ký hành trình “Phái bộ Macartney ghé Đàng Trong” của bá tước người Anh George Macartney có ghi chép. Trong hành trình đến đất nước Trung Hoa, có ghé qua thăm cảng Đà Nẵng vào năm 1793, ông được chiêu đãi món thịt bò và thứ nước chấm siêu ngon, khiến thành viên trong bộ cứ phải tấm tắc khen ngon.
5.3. Nước mắm có phải chỉ có ở Việt Nam?
Nước mắm là thức chấm “trứ danh của người Việt”, tuy nhiên không phải chỉ người Việt Nam mới biết làm nước mắm.
Tại Hàn Quốc, cũng có một loại thứ “nước mắm” được làm từ cá cơm, có tên là “Miolchi aek chok”, công thức tương tự như người Việt mình. Tuy nhiên người Hàn không dùng Miolchi aek chok để chấm và dùng để ướp kim chi, món ăn làm nên linh hồn ẩm thực xứ Hàn.
5.4. Ở phương Tây có nước nắm không?
Nước nắm là thức chấm xa lạ đối với người phương Tây và thậm chí trở thành món “kinh dị” khi lần đầu tiên tiếp xúc. Tuy nhiên, lật lại lịch sử, nước năm thật sự đã từng xuất hiện ở phương Tây, và đến nay người Thụy Điển vẫn đang sử dụng chúng.
Cách đây 2000 năm, người Pháp ở vùng Bretagne đã biết làm và dùng “nước mắm”, có tên gọi là “garum”, loại nước này được làm từ cá biển ướp với muối và được đựng trong bình gốm. Song không hiểu vì sao, kỹ thuật làm loại gia vị này của người Pháp đã bị thất truyền, đến nay người dân Pháp không sử dụng nữa.
Ở Thụy Điển cũng có một loại gọi là “nước mắm” được làm từ loại cá nhỏ herrings, có tên là “surstromming” rất khó dùng. Người Thụy Điển dùng surstromming với bia hay rượu mạnh, coi như là thức ăn chứ không phải là nước chấm như nước ta. Thức ăn này thường được bán tại các lễ hội ẩm thực.
5.5. Chân lý về cuộc sống của bát nước chấm
Ngay này, nước chấm đã trở thành “linh hồn” trong ẩm thực Việt Nam. Dù là bữa cơm gia đình chân quê, dù là quán ăn ven đường, hay trong những bữa tiệc sang trọng, thì bát nước chấm không thể nào vắng mắt.
Nước chấm không chỉ đơn thuần là món ăn kèm đậm đà, mà còn là sợi kết nối yêu thương, gắn chặt tình thân. Không những thế, còn thể hiện tinh thần đoàn kết của người Việt Nam, cùng nhau ngồi ăn, chấm chung một bát nước chấm.
“Nước chấm nhỏ, nhưng đầy võ” trong bát nước chấm có đầy đủ cách vị chua, cay, mặn, ngọt và đó cũng là mùi vị của cuộc đời.
Bát nước chấm, thể hiện nét đẹp truyền thống trong tính cách người Việt, đó là sự ý tứ, mực thước. Mỗi người có một sở thích ăn khác nhau, có người thích ăn đồ luộc, người thích ăn đồ xào, người thích ăn đồ chiên rán, nhưng cùng nhau chấm chung chén nước chấm ở giữa và chấm làm sao không rơi vãi ra bên ngoài.
Đối với những người xa xứ, đặc biệt là nhưng mưu sinh nơi trời Tây, bát nước chấm chính là kí ức, là hoài niệm về quê hương.
Trên đây, bạn không chỉ học được cách pha nước chấm nem để hoàn thiện món ăn của mình mà bạn còn biết được “nước chấm” chính là một phần của lịch sử, văn hóa người Việt.
Chúc các bạn ăn ngon miệng!