Nếu bạn đã quá quen thuộc với mứt dừa, mứt bí, mứt cà rốt thì tết này bạn có thể học cách làm món mứt mời từ đu đủ. Hôm nay, Giadinh.tv sẽ hướng dẫn các bạn cách làm mứt đu đủ thơm ngon khó cưỡng cho ngày tết đong đầy yêu thương.
Đu đủ có tên khoa học là Carica papaya, lá to hình chân vịt, cuống dài, hoa màu trắng, quả to tròn khi chín hạt có màu nâu hoặc màu đen. Có nguồn từ Mexico, được chồng nhiều ở Việt Nam, Ấn Độ, Nam Phi, Trung Mĩ…
Theo Đông y, đu đủ có tác dụng thanh tâm, nhuận phế, giải nhiệt, giải độc, chống táo bón, dưỡng can, hóa đàm.
Theo y học diện đại trong đu đủ chứa nhiều Vitamin A, C,E, B1, B2 và các loại vi chất cần thiết cho cơ thể như kali, canxi, magiê, sắt và kẽm… Có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tiêu hóa, chống viêm, tốt cho mắt, ngăn ngừa bệnh tim…
Từ đu đủ có thể làm thành nhiều món ăn bổ dưỡng như hầm, luộc, nộm, nấu canh. Ngoài ra bạn có thể chế biến thành món mứt thơm ngon. Dưới đây là hướng dẫn cách làm mứt đu đủ ngay tại nhà.
Nguyên liệu cần thiết để làm mứt đu đủ
- 1 quả đu đủ xanh
- Đường cát trắng
- Nước vôi trong
- Muối
- 1 ống hương vani
- Phèn chua
- Bát, dao, thìa, đĩa, thớt, …
- Chảo lòng rộng
- Dụng cụ nạo
Cách làm mứt đu đủ xanh
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Nước vôi trong
Đầu tiên, bạn chuẩn bị một chậu nhỏ, đổ bột vôi và nước sạch vào, khuấy đều lên, để qua đêm cho bột vôi lắng cặn, hớt bỏ lớp màng trên, rồi chắt lấy phần nước vôi trong.
Nước vôi trong không hề gây hại cho sức khỏe con người, trước kia các cụ còn dùng để ăn với trầu. Tuy nhiên, khi sử dụng nước vôi, bạn nhớ thực hiện đúng công thức đã ghi, để tránh ảnh hưởng đến hương vị của món mứt.
Ngoài ra, khi pha nước vôi trong đừng quên đeo bao tay và dùng cán khuấy đều. Da tay tiếp xúc với nước vôi sẽ gây da hiện tượng khô nứt nẻ, nghiêm trọng hơn là viêm loét trong những ngày trời khô, lạnh.
Đu đủ
Bạn đặt quả đu đủ trong chậu nước, dùng dao khứa một vài đường, để nhựa chảy ra và không bị nhựa dính vào tay, rồi dùng cụ bào, nạo sạch vỏ đu đủ, bổ đôi và cắt bỏ phần ruột, đem thái sợi to bằng đầu đũa. Sau đó mang ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút, để giảm bớt lượng mủ có trong đu đủ, rồi vớt ra rửa sạch. Sau đó cho 1 thìa cafe muối, dùng tay bóp kỹ để đủ mềm, rửa lại lần nước với nước.
Bước 2: Ngâm nước vôi trong
Ngâm đu đủ với nước vôi trong là công đoạn đơn giản nhất. Bạn cho đu đủ vào chậu sạch, rồi đổ nước vôi trong sao cho ngập đu đủ, ngâm khoảng 5 tiếng, hoặc để qua đêm, sau đó rửa sạch vài lần dưới vòi nước lạnh đến khi hết mùi hắc. Nước vôi trong giúp cho miếng đu đủ có độ cứng cần thiết.
Bước 3: Chần qua nước phèn chua
Đun sôi một nồi nước, rồi thả 1 cục phèn chua vào, đến khi cục phèn chua tan hết. Bạn cho đu đủ vào chần nhanh khoảng 1 phút, rồi ngâm đu đủ trong chậu nước lạnh, vớt ra để ráo nước. Chần đu đủ qua nước phèn chua, khi sên đủ đủ không bị nát, vỡ và có độ giòn cần thiết.
Bước 4: Ướp đường
Tiếp theo đu đủ sau khi chần qua, bạn cân lên, cứ 1kg đu đủ xanh tương ứng với 600g đường, dùng đũa trộn đều, ướp đến khi đường tan hết. Thời gian đường tan còn phụ thuộc vào nguyên liệu nhiều hay ít. Thỉnh thoảng đảo đều để đu đủ ngấm đường.
Bước 5: Sên mứt
Đây là công đoạn phức tạp nhất, quyết định món mứt có thành công hay không. Bạn đổ hỗn hợp đu đủ vào chảo, bắc lên bếp, đun trên lửa vừa, đến khi đường sôi lên để lửa liu riu, trong quá trình đun thỉnh thoảng đảo đều, để mứt không bị cháy. Khi thấy nước cạn, thì đảo tay liên tục đến khi đường kết tinh, sau đó đổ hướng vani vào, đảo thêm một phút rồi tắt bếp.
Làm mứt đủ đủ đơn giản đúng không nào! Chỉ hơi mất thời gian một chút nhưng thành quả thu được lại rất ngọt ngào Miếng mứt đu đủ thơm trong xanh, vô cùng hấp dẫn, đây sẽ là món ăn mới mẻ ắt khách trong dịp tết này đấy!
Những Cách làm mứt đu đủ khác
Cách làm mứt đu đủ ương
Dùng đu đủ ương để làm mứt là cách làm mứt tết kiểu mới được nhiều chị em ưa chuộng. Món mứt có vị dẻo dai, thơm nhẹ mùi chanh dây, ăn hoài mà không bị ngán. Tết sắp đến rồi, cùng vào bếp làm mứt đu đủ ương cùng chúng tôi nhé!
Nguyên liệu làm mứt đu đủ ương.
- 1kg quả đu đủ ương
- 3 quả chanh dây
- 250g đường
- Nước vôi trong
- Phèn chua
Cách làm mứt đu đu ương
Bước 1: Đầu tiên, đu đủ gọt bỏ vỏ, bổ đôi, bỏ hạt, phần màng bên trong, thái thành từng miếng dài khoản 5-6 cm, dày 1cm.
Bước 2: Tiếp theo, bạn ngâm đu đủ vào nước vôi trong, khoảng 2-3 tiếng là được, rồi rửa dưới vòi nước lạnh, đến khi hết mùi hắc của vôi.
Bước 3: Sau khi ngâm với nước vôi trong, bạn vớt đu đủ ra. Rồi đun sôi một nồi nước phèn chua, cho đu đủ vào chần nhanh khoảng 1 phút, sau đó ngâm với nước đá lạnh khoảng 5 phút.
Bước 4: Bổ đôi qua chanh dây, lấy hạt và phần nước cốt, ướp cùng với đu đủ và đường đã chuẩn bị, ướp đến khi đường tan hết.
Bước 5: Cuối cùng, khi thấy đường tan hết thì đổ hỗn hợp vào cái chảo sâu lòng hoặc nồi đế dày, để lửa vừa, khi thấy đường sôi hạ lửa nhỏ, đảo đều tay đến khi đường cạn, sền sệt là được.
Chỉ với một chút biến tấu, không dùng đu đủ xanh mà lại chọn đu đủ ương, thay hương vani truyền thống ta lại dùng vị chanh dây. Với hướng dẫn này chúng tôi tin rằng bạn sẽ làm thành món mứt đu đủ ương vô cùng đặc biệt.
Cách làm mứt đu đủ không cần nước vôi trong
Nước vôi trong có màu trắng đục, phần nước được tách ra từ quá trình hòa vôi bột với nước. Nước vôi trong có rất nhiều công dụng trong cuộc sống đặc biệt là dùng để làm bánh, mứt tết. Nước vôi trong giúp món mứt hòn hảo hơn, có tác dụng tạo độ dẻo dài, độ cứng cần thiết, không bị nát trong quá trình sên mứt. Không những thế, có một số nguyên liệu có vị đắng, mùi găng, nước môi trong còn giúp giảm đi phần đắng và hăng đó.
Vì vậy, khi làm mứt thường có công đoạn ngâm với nước vôi trong và Giadinh.tv cũng nhận được nhiều câu hỏi từ độc giả: Có cách nào làm mứt mà không cần nước vôi trong không?
Dạ, câu trả lời là: Có ạ!
Dưới đây là những lưu ý nhỏ khi làm mứt đu đủ không cần nước vôi trong bạn cần lưu ý:
Nếu không sử dụng nước vôi trong thì bạn không chọn đu đủ ương, hay chín mà phải chọn đu đủ xanh.
Không sử dụng nước vôi trong thì có thể thay thế bằng phèn chua. Khi mứt đu đủ sên ở nhiệt độ cao, nếu không có độ cứng cần thiết, miếng mứt rất dễ bị mềm nhũn.
Bạn chỉ cần hòa tan 1 cục phèn chua với muối, nước, thái đu đủ thành đầu đũa hoặc nạo thành sợi nhỏ, làm đến đâu thì cho ngày vào dung dịch, ngâm khoảng một giờ. Sau đó, đun sôi một nồi nước với muối, đổ đu đủ vào chần nhanh qua nước sôi. Sau đó vớt ra một tô nước đá lạnh, ngâm khoảng 15 phút. Các bước còn lại thực hiện tương tự như cách làm mứt đu đủ xanh.
Cách làm mứt đu đủ nhiều màu
Nếu màu xanh trong truyền thống của món mứt đu đủ chưa đủ sáng tạo, bạn có thể biến tấu thành nhiều màu bắt mắt, giúp mứt thêm hấp dẫn.
So với cách làm mứt đu đủ truyền thống thì cách làm mứt đu đủ nhiều màu tốn công và mất thời gian hơn. Vì phải thêm bước tạo màu tự nhiên cho đu đủ.
Sau phần hướng dẫn sơ chế nguyên liệu, ngâm với nước vôi trong và chần với nước sôi phèn chua, bạn thêm công đoạn tạo màu. Còn các bước khác tương tự như hướng dẫn cách làm mứt đu đủ xanh.
Cách tạo màu vàng: Ngâm với bột nghệ
Cách tạo màu tím: Ngâm với lá nếp cẩm
Cách tạo màu hồng: Ngâm với bột dâu
Cách tạo màu xanh cốm: Ngâm với lá dứa, trà xanh
Cách tạo màu đỏ: Ngâm với gấc
Để có được nước màu từ thực phẩm thiên nhiên, bạn nhớ ngâm khoảng 3 tiếng để đu đủ lên màu nhé!
Cách làm mứt đu đủ sợi
Cách làm mứt đu đủ sợi là cách làm đơn giản nhất trong các món mứt đu đủ. Công thức thì tương tựa như cách làm mứt đu đủ truyền thống. Thay vì bạn thái thành miếng thì bạn dùng dụng cụ bào, bào thành sợi mỏng dài và thời gian ướp với đường nhanh hơn, vì sợi đu đủ nhỏ hơn.
Món mứt này thành không khi sợi mứt không bị vụn, ăn giòn vị ngọt thanh, có màu xanh trong vô cùng bắt mắt.
Trình bày và bảo quản mứt đu đủ
Một món mứt với cách làm khá đơn giản nhưng lại cho ra thành phẩm vô cùng đặc biệt. Miếng mứt dẻo dai, ăn khá lạ miệng, vị ngọt thanh, vô cùng bắt mắt. Tết này mà cùng gia đình và bạn bè nhâm nhi thì thật tuyệt.
Để có được khay mứt tết đu đủ thơm ngon, bạn cần chú ý đến khâu bảo quản. So với mứt mua ngoài hàng, thì món mứt đu đủ không để được lâu, thời gian tối đã là 1 tháng để trong lọ thủy tinh đậy kín hoặc buộc kín trong túi nilon, còn những nơi có khí hậu ẩm thấp như ở miền Bắc thì chỉ để được khoảng 3 tuần.
Khi mứt đu đủ dọn ra khay kẹo, những bạn ở miền Nam thì tránh để ở những nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào, ánh nắng sẽ làm mứt chảy dễ sinh ra các vi khuẩn có hại, gây đau bụng.
Mứt dùng rồi mà còn thừa thì không cho lại vào túi. Vì mứt tiếp xúc với không khí bên ngoài chảy nước nhanh, không bảo quản được lâu.
Như vậy, bạn đã hoàn thành xong cách làm mứt đủ đủ rồi! Hơi mất thời gian một chút nhưng thành quả thu được lại rất ngọt ngào. Nếu bạn thấy hấp dẫn thì hãy lưu lại bài viết này ngay để Tết thực hiện nhé!
Chúc các bạn thực hiện thành công!